“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệ...

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý."

(Trích "Vợ chồng A Phủ" – Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Câu văn “Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý” có ý nghĩa gì?


A. Giới thiệu nhân vật Mị.


B. Lý giải cái khổ của nhân vật Mị

C. Phản ánh giá trị hiện thực khi nói về thân phận người con dâu gạt nợ.

D. Tạo điểm nhấn cho tác phẩm.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Vợ chồng A Phủ.

Giải chi tiết:

Câu văn thể hiện cái nhìn hiện thực đối với thân phận người phụ nữ khi mà thân phận nười con dâu đồng nghĩa với việc bị coi thường, coi khinh, mặc nhiên phải chịu sự áp bức, khổ cực.

Copyright © 2021 HOCTAP247