Bày tỏ ý kiến:
- Trường hợp a. Nhóm của T đang thảo luận về vai trò của pháp luật. T cho rằng pháp luật làm cho con người mất tự do, bị hạn chế nhiều điều. Do vậy, Nhà nước không nên quản lí bằng pháp luật, chỉ cần quản lí bằng đạo đức là đủ.
Em đồng tình với ý kiến của T không? Vì sao?
- Trường hợp b. M cho rằng pháp luật chỉ là phương tiện để bảo vệ Nhà nước và giai cấp thống trị trong xã hội và pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật không phải là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì pháp luật không phải do công dân xây dựng và ban hành.
Em đồng tình với ý kiến của M không? Vì sao?
- Trường hợp c. K và N tranh luận về việc lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức. K cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, N lại cho rằng đó vừa là hành vi vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
- Trường hợp a. Em không đồng ý với ý kiến của T. Vì, pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội:
+ Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bển vững của xã hội.
+ Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.
+ Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
- Trường hợp b. Em không đồng ý với ý kiến của M, vì: pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
+ Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
+ Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Trường hợp c. Em đồng ý với ý kiến của N (lấy trộm tiền của người khác vừa là hành vi vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức), vì:
+ Lấy trộm tiền là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.
+ Hành vi lấy trộm tiền là một thói hư, tật xấu vi phạm quy tắc ứng xử chung của cộng đồng, đây cũng là hành vi đáng bị lên án và bài trừ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247