Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về đất theo

Câu hỏi :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về đất theo độ cao địa hình ở nước ta.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN

Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó hình thành các vành đai ở những độ cao khác nhau có đặc điểm đất khác nhau. Ở nước ta, theo độ cao có 3 vành đai.

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900- 1000m.

+ Trong đai này có hai nhóm đất:

• Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: Chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đât feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

Copyright © 2021 HOCTAP247