Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề xã hội quan tâm, chứng cứ chân thực và có sức thuyết phục
Phân loại:
- Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội- chính trị (chính luận), nghị luận văn học
- Căn cứ thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, biểu, cáo, tấu...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...)
- Yêu cầu khi đọc văn nghị luận
+ Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận
+ Tìm ra đúng luận điểm, luận cứ, lập luận của tác giả
+ Đánh giá tính đúng đắn, hữu ích của hệ thống luận điểm
+ Tìm hiểu phương pháp lập luận làm sáng tỏ luận điểm
+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện tác phẩm, rút ra bài học, ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tế
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247