Trang chủ Lớp 9 Hóa học Lớp 9 SGK Cũ Chương 3: Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Chương 3: Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Chương 3: Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Lý thuyết Bài tập

Hãy chọn câu đúng:

a) Phi kim dẫn điện tốt.

b) Phi kim dẫn nhiệt tốt.

c) Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí.

d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn vơí khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Vết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

Viết phương trình hóa học khi cho hiđro phản ứng với:

a) Clo.

b) Lưu huỳnh.

c) Brom.

Cho biết trạng thái các chất tạo thành.

Viết các phương trình hóa học giữa cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

a) Khí flo và hiđro.

b) Lưu huỳnh và oxi.

c) Bọt sắt và bột lưu huỳnh.

d) Cacbon và oxi.

e) Khí hiđro và lưu huỳnh.

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối sunfat tan → muối sunfat không tan.

a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chát trong sơ đồ.

b) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.

Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.

Viết phương trình hoá học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi phản ứng với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hoá trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.

Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.

Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ?

Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.

Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào? Viết phương trình phản ứng.

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao?

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy khong khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.

Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng?

Dạng thù hình của nguyên tố là gì? Cho hai ví dụ.

Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau:

a) CuO.

b) PbO.

c) CO2.

d) FeO.

Hãy cho biết loại phản ứng: vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.

Hãy xác định công thức hóa học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ bên.

Bài 3 SGK Hóa học 9 trang 84

Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.

Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích?

Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than đá chứa 80% cacbon, biết rằng 1 mol cacbon cháy thì tỏa ra 394kJ.

Hãy viết phương trình hóa học của CO với:

a) Khí O2

b) CuO.

Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.

Hãy viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 trong trường hợp:

a) Tỉ lệ số mol n : n = 1 : 1

b) Tỉ lệ số mol n : n = 2 : 1

Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.

Trên bề mặt hồ nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học.

Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học?

Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ?

Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:

C → CO2  CaCO3  CO2

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a) H2SO4 và KHCO3

b) K2CO3 và NaCl

c) MgCO3 và HCl

d) CaCl2 và Na2CO3

e) Ba(OH)2 và K2CO3

Giải thích và viết các phương trình hóa học.

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.

Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm?

Sản xuất thủy tinh như thế nào? Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nấu thủy tinh?

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó?

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hoá học minh hoạ với kali.

Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At), tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hóa học minh họa với brom?

Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

a) Na, Mg, Al, K.

b) K, Na, Mg, Al.

c) Al, K, Na, Mg.

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích?

a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng:

  • A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
  • 1 gam khí A chiếm 0,35 lít ở đktc.

b) Hòa tan 12,8g hợp chất khí A vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ của muối (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

Căn cứ vào sơ đồ sau:

Bài 1 SGK Hóa học 9 trang 103

 

 

 

Hãy viết phương trình hóa học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.

Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của clo theo sơ đồ sau:

Bài 2 SGK Hóa học 9 trang 103

Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ sau:

Bài 3 SGK Hóa học 9 trang 103

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

- Cấu tạo nguyên tử của A.

- Tính chất hóa học đặc trưng của A.

- So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.

a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn.

b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể?

Copyright © 2021 HOCTAP247