Hoá học 10 Bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Loại liên kết

Liên kết ion

Liên kết cộng hoá trị

Không cực

Có cực

Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 

Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. 

Bản chất của liên kết

Cho và nhận electron

Đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào. 

Đôi e chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.

Hiệu độ âm điện

≥  1,7 

0 → 0,4 

0,4 →

1.2. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử

  Tinh thể ion Tinh thể nguyên tử Tinh thể phân tử
Khái niệm Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion Ở các điểm nút mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là các phân tử
Lực liên kết Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, lực này lớn. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này rất lớn. Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị
Đặc tính Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi

Bài 1:

Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử, hãy xác định loại liên kết trong các phân tử sau:

Phân tử

Hiệu độ âm điện

Loại liên kết

H2S

   

NH3

   

CaS

   

H2O

   

BaF2

   

Cl2

   

Cho biết giá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau:

Ca Ba H S N Cl O F
1,0 0,89 2,2 2,58 3,04 3,16 3,44 3,98

Hướng dẫn:

Phân tử

Hiệu độ âm điện

Loại liên kết

H2S

2,58 – 2,2 = 0,38

Liên kết cộng hóa trị không cực

NH3

3,04 - 2,2 = 0,84 > 0,4

Liên kết cộng hóa trị có cực

CaS

2,58 – 1,0 = 1,58 >0,4

Liên kết cộng hóa trị có cực

H2O

3,44 – 2,2 = 1,24 >0,4

Liên kết cộng hóa trị có cực

BaF2

3,98 –0,89 =3,09 >1,7

Liên kết ion

Cl2

0

Liên kết cộng hóa trị không cực

Bài 2:

Xác định số oxi hóa của nguyên tố trung tâm trong các hợp chất sau: HNO3, H2S, NaNO3, K2SO4, KMnO4, K2Cr2O7

Hướng dẫn: 

HNO3: N có số oxi hóa là +5

H2S: S có số oxi hóa là -2

NaNO3: N có số oxi hóa là +5

K2SO4: S có số oxi hóa là +6

KMnO4: Mn có số oxi hóa là +7

K2Cr2O7: Cr có số oxi hóa là +6

3. Luyện tập Bài 16 Hóa học 10

Sau bài học cần nắm:

  • Kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử.
  • Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể.
  • Xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 16 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 16.

Bài tập 16.14 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.15 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.16 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.17 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.18 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.19 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 16.20 trang 39 SBT Hóa học 10

Bài tập 1 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 87 SGK Hóa học 10 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 16 Chương 3 Hóa học 10

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Copyright © 2021 HOCTAP247