Trang chủ Lớp 6 Toán Lớp 6 SGK Cũ Bài 6. Tính chất của phép cộng các số nguyên Đề kiểm 15 phút - Đề số 6 - Bài 4, 5, 6 - Chương 2 - Đại số 6

Đề kiểm 15 phút - Đề số 6 - Bài 4, 5, 6 - Chương 2 - Đại số 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Bài 1. Viết ba số tiếp theo của dãy số sau: \(-5, -2, 1,...\)

Bài 2. Tìm số nguyên x, biết \(|x| + x = 2\).

Bài 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(A = |x| + 5, x ∈\mathbb Z\)

Hướng dẫn giải

Bài 1. Ta có: \((-5) + 3 = -2; (-2) + 3 = 1 \)\(⇒  1+ 3 = 4; 4 + 3 = 7; 7 + 3 = 10\).

Vậy ta được: \(-5, -2, 1, 4, 7, 10\).

Bài 2.

+ Nếu \(x ≥ 0 ⇒ |x| = x\). Vậy \(x + x = 2 ⇒ 2x = 2 ⇒ x = 1\).

+ Nếu \(x < 0 ⇒ |x| = -x\). Vậy \(–x + x = 2\) hay \(0 = 2\) (vô lý)

Bài 3. Vì \(|x| ∈\mathbb N\), với mọi \(x ∈\mathbb Z\)\( ⇒ |x| ≥ 0\), với mọi \(x ∈\mathbb Z\).

\(⇒ |x| + 5 ≥ 5\). Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng 5

Dấu “=” xảy ra khi \(|x| = 0 ⇒ x = 0\).

Copyright © 2021 HOCTAP247