KL kiềm thổ có năng lượng ion hoá tương đối nhỏ. Vì vậy KLK thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ Be → Ba . Ta có: M → M2+ + 2e
Trong hợp chất KLKthổ có số oxi hoá = +2
Thí nghiệm Đốt cháy Magie: \(2\mathop {Mg}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to 2\mathop {Mg}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2}\)
Thí nghiệm: \(\mathop {Mg}\limits^0 + 2\mathop {HCl}\limits^{ + 1} \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \uparrow\)
KLK thổ có thể khử \(\mathop N\limits^{ + 5}\) trong HNO3 loãng xuống \(\mathop N\limits^{ - 3} ,\mathop S\limits^{ + 6}\) trong H2SO4 đặc xuống \(\mathop S\limits^{ -2}\)
Thí nghiệm Canxi tác dụng với nước: Ca +2 H2O → Ca(OH)2 +H2\(\uparrow\)
Là chất rắn màu trắng, tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống.
Khi đun nóng đến 1600C thạch cao sống biến thành thạch cao nung.
CaSO4.2H2O \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CaSO4.H2O + H2O
Ứng dụng: Dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương, ...
Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+
Dùng dd muối chứa CO32- sẽ tạo kết tủa CaCO3 , MgCO3 . Sục khí CO2 dư vào dd nếu kết tủa tan chứng tỏ có mặt của Ca2+, Mg2+
Trong tự nhiên, các nguyên tố Ca và Mg có trong quặng Đôlômit: CaCO3.MgCO3. Từ quặng này hãy trình bày phương pháp hóa học điều chế hai chất riêng biệt là CaCO3 và MgCO3.
Dùng dung dịch HCl hòa tan quặng, ta được dung dịch hỗn hợp MgCl2 và CaCl2. Pha loãng dung dịch hỗn hợp và dùng dung dịch NaOH làm kết tủa hoàn toàn Mg(OH)2 do độ tan của Ca(OH)2 gấp 80 lần Mg(OH)2. Lọc kết tủa Mg(OH)2 và phần nước trong.
Cho phần nước trong chứa CaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 ta thu được kết tủa CaCO3. Dùng axit HCl hòa tan kết tủa Mg(OH)2, sau đó dùng dung dịch Na2CO3 kết tủa lại MgCO3
Có 3 cốc đựng lần lượt: nước mưa, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Hãy viết phương trình hóa học.
- Đun sôi 3 ống nghiệm đựng 3 loại nước. Nếu có kết tủa đó là nước có tính cứng tạm thời.
- Dùng dung dịch Na2CO3 sẽ nhận biết được nước có tính cứng vĩnh cửu. Còn lại là nước mưa.
Phương trình hóa học:
\(Ca{(HC{O_3})_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}CaC{O_3} \downarrow + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)
\(\begin{array}{l} CaC{l_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaCl\\ CaS{O_4} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + N{a_2}S{O_4} \end{array}\)
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
\(n_{{CO_{2}}} = 0,1 ; \ n_{OH^-} = 0,4. 2. 0,2 = 0,16 \ mol\)
CO2 + 2OH – → CO32 – + H2O
a 2a a
CO2 + OH- → HCO3-
b b b
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a + b = 0,1 \ \ \ \\ 2a + b = 0,16 \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a = 0,06 \\ b = 0,04 \end{matrix}\right.\)
⇒ mBaCO3 ↓ = 0,06.197 = 11,82 gam
Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thì biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a nhứ sau:
Giá trị của b là:
Tại \(n_{Ba(OH)_{2}}\) = 2b mol thì kết tủa ổn định ⇒ chỉ có BaSO4 (x > b > 0,0625)
Tại \(n_{Ba(OH)_{2}}\) = 0,0625 và 0,175 mol thì đều có lượng kết tủa x như nhau
+) Tại: \(n_{Ba(OH)_{2}}\) = 0,0625 mol [SO42- dư và Zn2+ dư]
\(\Rightarrow n_{BaSO_{4}} = 0,0625 \ mol ; \ n_{Zn(OH)_{2}} = 0,0625 \ mol\)
+) Tại: \(n_{Ba(OH)_{2}}\) = 0,175 mol [Ba2+, có hòa tan kết tủa 1 phần]
\(\Rightarrow n_{BaSO_{4}} = b ; \ n_{Zn(OH)_{2}} = (2n_{Zn^{2+}} - \frac{1}{2} .n_{OH^-}) = (2b - \frac{1}{2}.0,175.2)\)
Số mol kết tủa là như nhau ở 2 thời điểm trên
\(\Rightarrow 0,0625 + 0,0625 = b + (2b -\frac{1}{2}.0,175.2)\)
⇒ b = 0,1 mol
Hỗn hợp X gồm Ba và 1 kim loại M. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được dung dịch trong đó nồng độ % của BaCl2 là 9,48% và nồng độ % của MCl2 nằm trong khoảng 8% đến 9%. Kim loại M là:
Xét hỗn hợp X gồm y mol Ba và x mol M (hóa trị 2)
\(\Rightarrow n_{Ba} = n_{BaCl_{2}} = 1 \ mol\)
⇒ mdd sau = 2194y gam
Bảo toàn Cl:
\(n_{HCl}=2n_{BaCl_{2}} + n.n_{MCl_{2}} = 2(y+x)=2n_{H_{2}}\)
Bảo toàn khối lượng: \(m_{dd \ HCl}=m_{dd \ sau} + m_{H_{2}}-m_{X}\)
⇒ mdd HCl = 2059y +2x - xM gam
\(\\ C\%_{HCl} = \frac{36,5.2(y+x)}{2059y+2x-xM}.100\% = 10 \ \% \\ \Rightarrow 1329y = 728x + xM \ \ ^{(1)}\)
Lại có: 8% < C%MCln < 9%
⇒ 175,5 < x(M+71) < 197,5y
Từ (1)
\(\\ \Rightarrow 175,5y < 1329y.\frac{M+71}{728+M} < 197,5y \\ \Rightarrow 0,132 < \frac{M+71}{728+M} <0,149 \\ \Rightarrow 28,9 < M < 44,0\)
⇒ M là kim loại Ca
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 26 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 26.
Bài tập 26.26 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 26.27 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 26.28 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 26.29 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 26.30 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 26.31 trang 61 SBT Hóa học 12
Bài tập 4 trang 161 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 161 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 167 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 8 trang 168 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 9 trang 168 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 10 trang 168 SGK Hóa học 12 nâng cao
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247