a. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước
Khả năng phản ứng với nước giảm dần theo thứ tự: Na > Mg > Al
b. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3 H2
c. Thí nghiệm 3: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
2.2. Kĩ năng thí nghiệm
Khi tiến hành thí nghiệm của Natri vào nước nhớ sử dụng cốc, chậu có thể tích nước lớn. Do phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên với lượng nước nhiều sẽ giúp hấp thụ bớt lượng nhiệt thoát ra, tránh gây nứt, vỡ đồ đựng bằng thủy tinh.
Khi rót hóa chất bằng ống hút vào ống nghiệm nên để giọt hóa chất rớt men theo thành ống nghiệm xuống, phản ứng sẽ diễn ra êm dịu hơn, tránh gây văng, bắn hóa chất ra ngoài.
Lấy một mẩu nhỏ Natri và phải làm sạch lớp dầu bảo quản để tránh gây cháy nổ hoặc tạo thành dung dịch NaOH đặc làm mất màu dung dịch penolphtalein.
3.1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước
a. Cách tiến hành
Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm và nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng:
Ống 1: Na phản ứng nhanh cho đến hết ở đk thường. dung dịch thành màu hồng.
Ống 2: Không phản ứng ở đk thường. đun nóng có bọt khí nhỏ.
Ống 3: Không phản ứng kể cả đun nóng.
Giải thích: Khả năng hoạt động hoá học theo dãy Na > Mg > Al
3.2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
a. Cách tiến hành
Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm và hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm sau:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện.
Giải thích: 2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3 H2
3.3. Thí nghiệm 3: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
a. Cách tiến hành
Các em chú ý quan sát các thao tác tiến hành thí nghiệm và hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm sau:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng: Kết tủa trắng tan dần.
Giải thích: Kết tủa trắng là Al(OH)3 . Kết tủa tan dần do nhôm hidroxit phản ứng được với cả axit và bazơ.