Soạn bài: Từ mượn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

   - Trượng: đơn vị đo = 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); hiểu là rất cao.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Các từ được chú thích có nguồn gốc từ chữ Hán.

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Các từ mượn nguồn gốc Ấn Âu chưa được Việt hóa: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

   - Các từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hoá: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, ...

   - Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhận xét:

   - Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

   - Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu, nguồn gốc chữ Hán đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

   Ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mượn từ làm giàu ngôn ngữ dân tộc nhưng nếu mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện dễ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Từ mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.

b. Từ mượn tiếng Hán : gia nhân.

c.

   - Từ mượn tiếng La tinh : pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét.

   - Từ mượn tiếng Hán : quyết định, trang chủ, lãnh địa.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu Từ Hán Việt Nghĩa của các tiếng tạo thành
a khán giả khán: nhìn giả: người
thính giả thính: nghe
độc giả độc: đọc
b yếu điểm yếu: quan trọng điểm: điểm
yếu lược lược: tóm tắt
yếu nhân nhân: người

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm từ mượn:

a. Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, ki-lô-gam, lít, cen-ti-mét,...

b. Tên một số bộ phận xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-xen,...

c. Tên đồ vật: ra-di-ô, ti vi, pi-a-nô, cát-xét,...

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.

   Chúng được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật; trên các phương tiện truyền thông báo chí với ưu thế ngắn gọn; không nên dùng trong hoàn cảnh trang trọng, nghi thức.

Copyright © 2021 HOCTAP247