Câu 1: Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Câu 2: Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
Các từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Câu 3: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Câu 4: Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên.
Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn trên:
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn thì có gạch nối các tiếng với nhau.
Chú ý:
Bên cạnh đó còn có các từ mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga...
LUYỆN TẬP
1. Ghi lại các từ mượn trong các câu đã cho và nói rõ các từ ấy dược mượn của ngôn ngữ nào?
2. Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau:
yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng - yếu: quan trọng, lược; tóm tắt yếu nhân: người quan trọng - yếu: quan trọng, nhân: người.
3. Hãy kể một số từ mượn
a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, héc-tô-mét, đề-ca-mét, đề-xi-mét, cen-ti-mét, mi-li-mét, ki-lô-gam, gam...
b. Là tên cẩc bộ phận cái xe đạp: ghi đông, phanh (còn gọi là thắng), may-ơ (còn gọi là đùm), líp, lốp (còn gọi là vỏ xe), săm (còn gọi là ruột xe), v.v...
c. Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, ô-tô, ca-nô, ti-vi, ăng-ten, cát-xét, cu-roa, v.v...
4. Trong các cặp từ đã cho thì các từ mượn là: phôn, fan, nốc ao chỉ nên dùng từ phôn, fan khi giao tiếp với bạn bè (từ nôc ao có thể dùng rộng rãi hơn) nhưng người nghe phải là người đã hiểu biêt nghĩa của các từ đó.
Copyright © 2021 HOCTAP247