Cảm nghĩ của em về nhân vật bà mẹ và nhân vật phú ông trong chuyện cổ tích "Sọ Dừa"
"Sợ Dừa" là một truyện cổ tích nói về một con người dị dạng mà tài trí tuyệt vời. Bên cạnh nhân vật Sọ Dừa, cô út còn có nhân vật bà mẹ, nhân vật phú ông, rất sông động, rất đậm đà, cho ta nhiều ân tượng sâu sắc.
Bà mẹ Sọ Dừa là hiện thân của tình mẫu tử mênh mông, bao la. Đi kiếm củi trong rừng, mẹ đã uống nước trong cái sọ dừa: uống vì khát, uống vì phải sống. Mẹ đã thầm lặng, nhẫn nhục nuôi con suốt những năm dài, dù đứa con chẳng có chân tay! Mẹ đã chiều con, đã "dũng cảm" hai lần đến gặp phú ông để xin cho đứa con tội nghiệp được đi ở chăn bò, được lấy vợ.;. Nếu không có mẹ hiền giàu tình thương con, giàu đức hi sinh thì Sọ Dừa làm sao có thể thay hình đổi kiếp và trở nên vinh hiển, hạnh phúc? Bà mẹ Sọ Dừa là một trong những hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất về bà mẹ được nói đến trong cổ tích và cả trong cuộc đời.
Phú ông trong truyện "Cây tre trăm đốt" là một tên nhà giàu lắm thủ đoạn và lật lọng. Phú ông trong truyện "Sọ Dừa" được đánh giá không giống nhau. Có người chê phú ông là một kẻ khinh bạc, coi người bằng nửa con mắt và rất tham lam! Nên nhìn nhận phú ông bằng cái nhìn thể tất hơn, nhân tình hơn. Khi nghe bà mẹ Sọ Dừa xin cho con bà đến ở chăn bò, phú ông "ngần ngại". Mẹ Sọ Dừa còn cho con trai mình "chẳng được tích sự gì" huống chi là người ngoài. Phú ông "ngần ngại" là đúng. Việc phú ông thách cưới rất cao, trong hoàn cảnh chàng rể chỉ là một kẻ dị dạng "không chân không tay, tròn như một quả dừa", thì cũng là một cách ứng xử thường tình. Vả lại, khi hai mẹ con Sọ Dừa mang đủ sính lẽ đến như đã thách cưới, thì phú ông lần lượt hỏi từng cô con gái một. Và khi cô út "e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng" thì phú ông đã thực hiện đúng lời hứa, gả cồ út cho Sọ Dừa. Có thể nói phú ông là một nhân vật đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện và hoàn cảnh để Sọ Dừa trổ tài, thay hình đổi lốt, trở thành một con người cao quý. Phú ông không phải là một con người cạn nhân tình.
Copyright © 2021 HOCTAP247