Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập.
Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm. Tuy nhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạt tới 5-6cm).
Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…
Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên có vỏ cellulose điển hình như thực vật.
Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào. Lớp trong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân.
Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bào chất. Thông thường động vật nguyên sinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày).
Vai trò của động vật nguyên sinh?
Vai trò |
Tên đại diện |
|
Lợi ích |
- Trong tự nhiên: + Làm sạch môi trường nước.
+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. - Đối với con người: + Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu. + Nguyên liệu chế giấy giáp. |
- Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi. - Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp.
- Trùng lỗ
- Trùng phóng xạ. |
Tác hại |
- Gây bệnh cho động vật - Gây bệnh cho người |
- Trùng cầu, trùng bào tử - Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét. |
Sau khi học xong bài này các em cần:
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247