Tóm tắt bài
1.1. Cấu tạo của xương
a. Cấu tạo xương dài
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
- Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.
- Lớp màng xương, ở ngoài cùng, gồm 2 lớp: lớp ngoài (ngoại cốt mạc) là lớp mô liên kết sợi chắc, mỏng, dính chặt vào xương, có tính đàn hồi, trên màng có các lỗ nhỏ. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương (tạo cốt bào) có nhiều mạch máu và thần kinh đến nuôi xương. Nhờ lớp tế bào này mà xương có thể lớn lên, to ra.
- Phần xương đặc: rắn, chắc, mịn, vàng nhạt.
- Phần xương xốp: do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt, để hở những hốc nhỏ trông như bọt biển
- Phần tủy xương: nằm trong lớp xương xốp. Có 2 loại tủy xương:
- Tủy đỏ là nơi tạo huyết, có ở trong các hốc xương xốp (ở thai nhi và trẻ sơ sinh tủy đỏ có ở tất cả các xương)
- Tủy vàng chứa nhiều tế bào mỡ, chỉ có trong các ống tủy ở thân xương dài người lớn, bên trong cùng lớp xương xốp.
b. Chức năng của xương dài
Các phần của xương
|
Cấu tạo
|
Chức năng
|
Đầu xương
|
- Sụn bọc đầu xương
- Mô xương xốp gồm các nan xương
|
- Giảm ma sát trong khớp xương
- Phân tán lực tác động và tạo các ô chứa tủy đỏ
|
Thân xương
|
- Mô xương cứng
- Khoang xương
|
- Giúp xương phát triển to về bề ngang
- Chịu lực, đảm bảo vững chắc
- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu;chứa tủy vàng ở người lớn.
|
c. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Đối với xương ngắn:
- Hình dáng và cấu tạo nói chung giống xương dài, nhưng cấu tạo chủ yếu là mô xương xốp. (Ví dụ: xương ngón tay, ngón chân…)
- Cấu tạo cũng tương tự như cấu tạo ở đầu xương dài: ngoài là một lớp xương đặc, mỏng; trong là một khối xương xốp chứa tủy đỏ.
- Đối với xương dẹt:
- Là những xương rộng, mỏng với 2 bản xương đặc nằm 2 bên, giữa là mô xương xốp. (Ví dụ: xương bả vai, các xương ở hộp sọ).
- Có cấu tạo gồm 2 bản xương đặc, giữa là một lớp xương xốp.
- Riêng đối với các xương sọ: bản ngoài rất chắc, bản trong giòn và dễ vỡ, lớp xương xốp ở giữa mang tên riêng là lõi xốp (diploe).
1.2. Sự to ra và dài ra của xương
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng, không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
1.3. Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Trong xương có 2 thành phần chủ yếu:
- Thành phần hữu cơ: chiếm 30% gồm prôtêin, lipit, mucopolysaccarit.
- Chất vô cơ: chiếm 70% gồm nước và muối khoáng, chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2. Các thành phần hữu cơ và vô cơ liên kết phụ thuộc lẫn nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể. Xương người lớn chịu được áp lực 15kg/mm2, gấp khoảng 30 lần so với gạch, hoặc tương đương với độ cứng của bê tông cốt sắt.
- Tỉ lệ các thành phần hóa học của xương ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương dòn, dễ gãy.
- Nếu thiếu sinh tố D và phốt pho thì xương không có khả năng giữ được muối Canxi, làm xương mềm, dễ biến dạng. Trường hợp thức ăn thiếu Canxi, thì cơ thể tạm thời huy động Canxi từ xương.
2. Luyện tập Bài 8 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Mô tả được cấu tạo của một xương dài.
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương.
- Nêu được thành phần hóa học, tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương dài.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
làm giảm ma sát trong khớp xương.
-
B.
phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
-
C.
chịu lực, đảm bảo vững chắc.
-
D.
giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.
-
-
A.
sự phân chia của tế bào khoang xương.
-
B.
sự phân chia của tế bào màng xương.
-
C.
sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng.
-
D.
sự phân chia của tế bào mô xương cứng.
-
-
A.
giúp xương lớn lên về chiều ngang.
-
B.
nuôi dưỡng xương.
-
C.
chứa tủy đỏ.
-
D.
giúp xương dài ra.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 4 trang 19 SBT Sinh học 8
Bài tập 7 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 8 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 9 trang 21 SBT Sinh học 8
Bài tập 10 trang 21 SBT Sinh học 8
Bài tập 11 trang 21 SBT Sinh học 8
Bài tập 22 trang 23 SBT Sinh học 8
Bài tập 12 trang 21 SBT Sinh học 8
Bài tập 13 trang 21 SBT Sinh học 8
Bài tập 23 trang 23 SBT Sinh học 8
Bài tập 24 trang 23 SBT Sinh học 8
Bài tập 25 trang 23 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 8 Chương 2 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!