Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ

  • Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3_. Trong cây NO3_ được khử thành NH4+.

  • Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

    • Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

    • Vai trò cấu trúc:

      • Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …

      • Nito có trong các chất điều hòa sinh trưởng

      • Dấu hiệu khi cây thiếu nguyên tố Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá

Dấu hiệu cây thiếu nitơ

Dấu hiệu thiếu nitơ

  • Vai trò điều tiết:

Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào à ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

=> Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng

1.2. Quá trình đồng hoá Nitơ ở thực vật

Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

1.2.1. Quá trình khử nitrat:

  • Là quá trình chuyển hoá NO3thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá của thực vật diễn ra qua 2 giai đoạn:

    • Giai đoạn1: NO3- được khử thành NO2- , cần có sự tham gia của enzim nitrat reductaza.

    • Giai đoạn 2: NO2- được khử thành NH4+ được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.

  • Sơ đồ:  NO3-­­ (nitrat) → NO2- (nitrit) → NH4+ (amoni)

Quá trình khử nitơ

  • Hoạt động của 2 giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ với hoạt động quang hợp và hô hấp của cây chủ, các quá trình này cung cấp cơ chất khử và năng lượng cần thiết cho hoạt động khử nitrat.

  • Điều kiện cho quá trình khử nitrat
    • Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng
    • Có các lực khử mạnh
  • Ý nghĩa: nhằm hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây.

1.2.2. Quá trình đồng hoá NH4+ trong mô thực vật:

Theo 3 con đường:

  • Amin hoá trực tiếp các axit xêto tạo axit amin: Axit xêto + NH4→ Axit amin.

Ví dụ: Axit α-xetoglutaric + NH4+ + NADH→ Axit glutamic + H2O + NAD+

  • Chuyển vị amin: Axit amin + axit xêto → axit amin mới + axit xêto mới

Ví dụ: Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axit α-xetoglutaric

  • Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic: Axit amin đicacboxilic + NH4+→ amit

Vd: Axit glutamic + NH4+ → Glutamin

→ Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng

  • Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
  • Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.

2. Luyện tập Bài 5 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được vai trò sinh lí của nguyên tố Nitơ.
  • Nêu được đặc điểm của quá trình đồng hóa Nitơ ở thực vật.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 27 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 27 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 27 SGK Sinh học 11

Bài tập 15 trang 20 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 24 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 24 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 24 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 24 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm kiến thức Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) bài tiếp theo nhé!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247