Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Để hiểu hơn về ý nghĩa những câu ca dao ấy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
* Các điểm cơ bản:
- Ca dao là những bài hát ngắn gọn có giọng điệu tự nhiên, không xác định được ai là tác giả, thời gian sáng tác.Tình cảm gia đình là lòng kính trọng, thương yêu những người ruột thịt, người cùng dòng máu.
- Bốn bài ca dao là lời khuyên hãy kính trọng cha mẹ (1 và 2), ông bà (3), và tthương yêu anh, chị, em.
- Thể lục bát, nghệ thuật so sánh để làrn nổi bật điều muốn nói
Những câu ca dao hay về tình cảm gia đình
I. Câu hát ngân giọng dài ra; có nghĩa là khúc hát hợp với nhạc - theo Từ Nguyên thì dao: hát trơn, không hiệp theo với nhạc; lại có nghĩa là: Kéo dài giọng nói, trẻ con làm cũng được. Ca dao theo Khang Hi từ điển là những bài hát theo những giọng điệu tự nhiên, không biết ai là tác giả, do khẩu truyền lưu hành phổ thông trong dân gian để diễn tả đời sống nội tâm của con người. Tình cảm gia đình là một trong những đề tài ca dao có nguồn bài phong phú nhất. Đó là lòng kính trọng, phụng dưỡng ông bà - cha mẹ, là lòng thương yêu đùm bọc giữa anh chị em ruột thịt mà rất nhiều người được nghe giọng mẹ ru hời ngay từ thuở còn nằm nôi.
II. Người xưa quan niệm phúc ấm gia đình nằm ở “tam tứ đại đồng đương” - ba bốn thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt, cùng sống dưới một mái nhà. Tại sao thế? Bởi người ngoài nhìn vào thấy dưới mái nhà có người trường thọ, có người ở tuổi trung niên, thanh niên, thiếu niên và trẻ thơ. Con cháu bầy đàn, gia đình sum họp là ước mong của hầu hết mọi người. Bởi vậy gia đình nào có cảnh “tam tứ đại đồng đường” là gia đình nổi tiếng phúc đức trong làng, trong xã. Chẳng may ông bà mất, con cháu vô cùng tiếc thương. Lòng thương kính ấy đã được thể hiện bằng lời ru:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Hình ảnh và ý nghĩa của hai câu ca thật gần gũi mà cũng thật sâu sắc. “Mái nhà", xưa nay với người dân Việt vô cùng quan trọng. Có an cư mới lạc nghiệp. Mái nhà tượng trưng cho sự che chở, đùm bọc con người. Nó là cả tấm lòng và sức lực của người tạo ra. Nhà ở làng ta phần lớn lợp bằng tranh, vách đất. Hàng chục tấm tranh được xếp thành hàng ngang được buộc chặt bằng sợi dây bằng mây hoặc bằng tre chẻ mỏng, lần lượt từ phần mái thấp lên tới nóc nhà. Nằm trong nhà "ngó lên" - nhìn lên thì thấy rõ “nuộc lạt", nhìn rõ mối dây buộc chặt tâm tranh với sườn mái nhà. Đấy là hình ảnh cụ thể, còn ý nghĩa sâu xa, ẩn dụ thì đó là công sức, mong ước một đời tạo dựng của “ông bà". Cách diễn đạt ý cũng có thứ lớp, thể hiện thái độ kính trọng và tôn vinh. Ông bà ỡ trên cao, con cháu “ngó lên" thấy và nhớ công lao tạo dựng, che chở con cháu của ông bà. Đó là thái độ của người có đạo đức, của người luôn nhớ:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Khuyên con cái ghi nhớ công ơn và hiếu thảo với cha mẹ cũng là một nội dung có lượng bài ca dao khá nhiều trong đề tài tình cảm gia đình nói chung. Dưới hình thức những câu lục - bát, con cháu thường nghe nhừng lời ru như:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ờ ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Người đời đã so sánh "công cha như núi ngất trời", và "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Họ đã làm những gì cho con cái để được so sánh như thế và khuyên con cái phải "ghi lòng", nghĩa là luôn luôn nhớ, không đưực phép quên? Câu trả lời nằm trong bốn tiếng “cù lao chín chữ”
Bốn tiếng ngắn gọn nhưng ý nghĩa của chúng thì cao cả và mênh mông như "núi ngất trời, biển rộng" kể từ khi cha mẹ bắt tay cùng xây tổ ấm, con cái tượng hình. Trước hết, hai người phải chịu siêng năng (cù), phải chịu khó nhọc (lao) làm việc tích lũy tiền của để làm vốn xây dựng hạnh phúc gia dinh. Còn "chín chữ" ấy là sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, (lục: dạy dỗ, cố: trông nom, đoái hoài, phục: theo dõi tình hình mà uốn nắn, phúc: giữ gìn.
Chính vì vậy, cha mẹ vẫn biết con cái còn sống lệ thuộc vào cha mẹ cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính công việc nuôi dạy con cái trên đều có sự tham gia của mẹ lẫn cha theo thiên chức của mình. Chính công việc ấy, để lo cho tròn, nhiều khi cha mẹ phải đánh đổi cả máu của chính mình chứ nào chỉ đổ có mồ hôi! Cũng chẳng phải chỉ lo ngày một ngày hai mà gần như phải lo cho con cái suốt đời vì dù có lớn khôn thì cũng là con của cha mẹ. Hình tượng của núi, của biển thật kì vĩ. Núi và biển vẫn có giới hạn, “cù lao chín chữ” cũng có giời hạn (khi cha mẹ đã già yếu) nhưng lòng thương con của đấng sinh thành thì không có giới hạn. Âm điệu của ba từ Đông, mênh mông, ơi kéo dài vô tận như lòng thương con của hai đấng sinh thành. Phần đọc. thêm của sách giáo khoa còn có mấy bài viết về công cha nghĩa mẹ với nhiều hình ảnh về “chín chữ cù lao”:
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ hằng trời, chín tháng cưu mang.
Sống và ứng xử nặng về phần tình cảm nên người phương Đông nhất là người Việt thường dựa vào kinh nghiệm để khuyên bảo nhau. Dù cùng dòng máu nhưng anh em vẫn có những bất hòa, nhiều khi xảy ra bất hòa nghiêm trọng. Để hạn chế những sự việc có thể gây ra cảnh đau lòng, người dân Việt thường khuyên nhủ con cháu rằng:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung hác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
So sánh với "người xa", với người không cùng máu mủ để xác định 'anh em" tuy hai mà một, ấy là cùng một “bác mẹ” - cùng một cha, cùng một mẹ và cùng chung sống dưới một mái nhà. Rồi cùng so sánh cụ thể để khuyên anh em ruột thịt hãy sống gắn bó, chan hòa, "Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ dần". Và mục đích của lối sống “anh ern hòa thuận” được bày tỏ một cách chân thật, rõ ràng là để “hai thân vui vầy". Như vậy, niềm vui của thân phụ và thân mẫu được người dân Việt coi trong hằng đầu.
Trong gia đình, khi con cái đã khôn lớn thì cha mẹ lo cho yên bề gia thất. Con trai lấy vợ, con gái cưới chồng. Ngày xưa, là phận gái thì phải giữ đạo tam tòng, ba con đường phải theo. Lúc ở nhà thì phải theo cha mẹ (tại gia tòng phụ), lúc lấy chồng thì phải theo chồng (xuất giá tòng phu lúc chồng chết thì thờ chồng nuôi con (phu tử tòng tử). Duyên phận đẩy đưa, người con gái không lấy được chồng gần thị sống trong cảnh ngộ
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hạnh phúc trong lễ rước dâu về nhà chồng thì cũng từ lúc đó cô con gái giã từ quê mẹ, nhận quê chồng làm quê mình. Phận làm dâu ngày xưa phải chịu nhiều ràng buộc, hạn chế càng làm cho cô dâu khó quên đươc cảnh làng xưa, nơi có cha mẹ già, đàn em thơ dại. Làm sao quên được hình bóng cha mẹ già lam lũ, cảnh âm cúng của gia đình sun họp. Điệp từ “chiều chiều" thể hiện dã nhiều lần cô đã làm với nỗi niềm riêng, đã nhiều buổi chiều cô hương tầm mắt buồn lắng nhìn về quê mẹ mì lòng cảm thấy đau xót bởi nhớ mẹ thương cha và vì chưa báo được công lao sinh thành dưỡng dục. “Ruột gan chín chiều” là như thế. Nhưng tại sao cô lại phải “ra đứng ngõ sau” mà không đứng trước sân, trước cổng nhà chồng? Bôi vì phận làm dâu ngày trước bị buộc đi và về bằng lối vào ở phía sau cửa chính của ngôi nhà. Vả lại, vào cuối chiều, ngõ sau lại càng vắng vẻ, nỗi nhớ lại càng sâu lắng hơn.
III. Xuất phát từ thực tế cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trên khắp mọi miền đất nươc đều có những câu ca, điệu hát của người dân. Trong gia đình có tiếng hát ru em, quay tơ, dệt cửi. Óng bà, cha mẹ thường dùng hình ảnh so sánh ví von, những ẩn dụ gần gũi để khuyên bảo con cháu cố giừ gìn gia đình, cách ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh em. Chính vì vậy mà ca dao về tình cảm gia đình là một trong những đề tài tạo dựng nên bản sắc văn hóa ứng xử của người dân Việt
Copyright © 2021 HOCTAP247