1. Các tiếng:
- Nam: nước Nam
- quốc: quốc gia, đất nước
- sơn: núi
- hà: sông
Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.
Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa
2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là năm
- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển
1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
Bài 1 (trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc
Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp
- Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán
- Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào
- Gia (gia chủ, gia súc): nhà
- Gia (gia vị): thêm vào
- phi ( phi công, phi đội): bay
- phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải
- phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa
Bài 2 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ
- Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc
- Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư
- Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại
Bài 3 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Bài 4 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Những từ ghép chính phụ có:
- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình
Copyright © 2021 HOCTAP247