Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch - Ngữ văn 7 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Xa ngắm thác núi Lư của tác giả Lí Bạch, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Câu 1 (Trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7)

- Vị trí của tác giả là đứng ở khoảng cách xa so với thác nước.

-  Vị trí đó giúp tác giả quan sát được toàn cảnh, nhìn được chi tiết từng chuyển động cũng như đặc điểm của thác nước. Qua đó cảm nhận được sự hùng vĩ, vẻ đẹp tự nhiên của thác núi Lư.

Câu 2 (Trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7)

Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp theo là:

- Câu thơ thứ hai tả cảnh thác nước từ trên đỉnh núi cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi thấp đã biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động giữa vách núi và dòng sông.

- Câu thơ thứ ba tả thác nước trực tiếp, đồng thời giúp người đọc hình dung được thác nước đổ từ trên cao xuống và sườn núi dốc đứng.

- Câu thơ thứ tư tác giả sử dụng lối nói phóng đại song vẫn cho ta cảm nhận được vể đẹp chân thực của thác nước. Ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ nên thác nước trông từ xa đã được trông hình dung như một vật treo lơ lửng, khiến ta dễ liên tưởng đến dải ngân hà.

soạn bài xa ngắm thác núi lư

Xem thêm Cảm nhận bài Xa ngắm thác núi Lư

Phân tích bài thơ xa ngắm thác núi Lư

Câu 3 (Trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7)

Những nét đặc sắc trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch:

- Tình yêu thiên nhiên thắm thiết, đắm say.

- Tính cách phòng khoáng, mạnh mẽ của một tiên thơ thời Đường.

Câu 4 (Trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7)

Em thích cách hiểu ở câu thứ hai hơn vì:

- Cách hiểu rõ ràng, liền mạch

- Cách hiểu này cho thấy được sự liên tưởng, tượng tượng tuyệt đối của người đọc.

Thông qua phần Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư, hi vọng đây sẽ là phần soạn bài hữu ích và đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247