Hướng dẫn hoc Xa ngắm Thác núi Lư

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 Cùng với Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lí Bạch là một trong ba nhà thơ lớn nhất, vĩ đại nhất đời Đường. Thơ ông đa dạng về đề tài và cách thể hiện nhưng tựu chung đều mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, khoáng đạt, luôn hướng về lí tưởng cái đẹp, thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài thơ như vậy. Hãy cunghocvui.com phân tích bài thơ này

Xa ngắm thác núi Lư

* Các điểm cơ bản: Soạn bài xa ngắm thác núi Lư
-    Thơ Đường Luật thất ngôn tứ tuyệt.
-    Hình ảnh kì vĩ của thác nước Hương Lô đã được tài hiện bằng thứ ngôn ngữ tựa hồ như thác đổ với các động từ bay thẳng xuống, tuột khỏi
-    Thơ như gắn liền với đời hoạt động của Lý Bạch.

Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch

Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch

I.  Lý Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên). Nhiều nhà nghiên cứu cho nhà thơ xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Thông minh, biết làm thơ từ bé, giao du rộng, lại thạo đường kiếm thuật. Đọc lại những trang đời của Lý Bạch thời thơ ắt hẳn mỗi chúng ta không quên được rằng ông thường lên núi Nga Mi để đọc sách, ngắm trăng. Núi non, mây nước, trăng sao đã in dấu trong tâm tưởng của nhà thơ và trở thành niềm say đắm thiên nhiên trong trọn cuộc đời phiêu lãng của ông. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư" là một trong những bài thơ chứa chan niềm say đắm đó nơi tâm hồn Lý Bạch :

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trâng dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ha nghìn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây."

II.    Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là một tác phẩm được viết theo thể thát ngôn tứ tuyệt. Với mạch cảm hứng, sức tưởng tượng độc đáo hay lãng mạn bay bổng khác thường, nhà thơ đã đưa được cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ vào trang thơ qua những hình ảnh cô đọng và kết câu chặt chẽ đầy sức sống, hàm súc ý nghĩa...Trước hết, toàn bộ hình ảnh núi Hương Lô hay núi Lư cùng thác nước. Dòng sông được phác họa làm hình tượng của cảnh:

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này’’

Và với nét chấm phá điểm xuyết cho cảnh là hình ảnh “nắng rọi" cùng “khói tía bay", bức tranh sống động hẳn lên từ vị trí “xa trông”. Đọc lại dõng thơ, chúng ta như thấy cả một khối, tầm cao, tầm rộng cùng vẻ rực rỡ của non nước mây trời chan hòa màu sắc. Nhưng giữa ánh nắng rọi, vàng rực cả bầu trời, màu sắc của “khói tia bay" từ ngọn núi lại có sức tạo hình mãnh liệt. Cái màu đỏ pha tím đó tưởng như lan tỏa vời vợi nghi nghút trên đỉnh cao của núi Hương Lô nổi bật trong khoảng trời bao la. Ớ đây tâm hồn đắm say của nhà thơ đã đưa vào trang thơ một vẻ đẹp vừa sáng lấp lánh màu sắc, vừa huyền ảo sống động rực rỡ tuyệt vời.

Trong thơ có họa và bức tranh bằng ngôn ngữ đó có được hẳn là phải do cái huyền ảo lãng mạn nơi tâm hồn Lý Bạch không kém gì cái huyền ảo, lộng lẫy của thiên nhiên, núi non, mây khói bên ngọn đỉnh trời...Thế nhưng, đọc đến hai câu thơ tiếp của bài thơ:

“Nước hay thẳng xuống ha nghìn thước
Tường dải Ngân Hà tuột khởi mây"

Người đọc chúng ta chợt sững sờ đến thú vị trước hình ảnh thơ. Cái sống động huyền ảo tỏa nắng mây trời thì đến hai câu thơ của đoạn này, cái sống động của cảnh vật như lay động cả chiều dọc, tầm cao của vũ trụ. Bước chuyển gây cảm xúc sững sờ rồi ngẫm nghĩ thấy thú vị vô cùng. Phải chăng là bởi tâm hồn nhà thơ khéo đem được cái chất lãng mạn tưởng tượng bay bổng, lãng mạn tột đỉnh của mình hòa nhập được vào đúng vơi tầm cao, tầm rộng và đổi thay vĩ đại của thiên nhiên. Cái nhìn sáng tạo của nhà thơ đã làm mới lại núi non, sông, thác, mây trời tưởng như đã cũ kĩ hàng triệu năm rồi... Thác nước, sông Ngân đã tồn tại từ bao giờ nhưng khi bước vào trang thơ, với nghệ thuật so sánh của Lý Bạch, thác ấy, sông ấy như còn chứa đựng một hồn thơ mãnh liệt kì lạ và quả thực cái hồn thơ ấy làm mơi lại sông, núi, thác, mây. Và chính cái sức nhìn, cái cảm hứng đầy sức tương tượng tuyệt vời đó đã nâng tâm hồn lãng mạn của nhà thơ lên tầm cao vũ trụ. Tầm cao của tâm hồn ở đây là tâm hồn sáng tạo ra được một thiên nhiên, một vũ trụ thứ hai nơi mỗi tâm hồn chúng ta mà nhà thơ mang lại. Nhà khoa học kì tài sáng tạo một thiên nhiên thứ hai theo kiểu riêng là nhà máy, nông trường, thủy điện... Nhưng nhà thơ thiên tài lại sáng tạo một thiên nhiên thứ hai theo kiểu riêng cũng kì diệu không kém. Cái thú vị là ở đó. Lịch sử thơ ca nhân loại đâu dễ có được một bài thơ độc đáo sống động như bài thơ trên của bậc “thi tiên" Lý Bạch đời Đường.  Phân tích bài xa ngắm thác núi Lư

III.  Tóm lại, chỉ bằng hình ảnh do hai mươi tám chữ của một bài thơ tứ tuyệt mang lại bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” đã đem lại cho người đọc một hình tượng thiên nhiên sống động, gựi cảm và độc đáo. Khép lại bài thơ trên của Lý Bạch, có lẽ mỗi chúng ta chắc hẳn đã từng yêu mến thiên nhiên lại càng thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên mà nhà thơ mang lại.Suốt đời mình nhà thơ Lý Bạch không bao giờ nguội lạnh tâm hồn với cuộc sống, với quê hương ông. Vì vậy trên bước đường phiêu lãng, Lý Bạch không thiếu những bài thơ bộc lộ những sắc thái của tâm hồn ông. Một trong những bài thơ mang sắc thái riêng về thiên nhiên ấy là bài Vọng Lư sơn bộc bố.

 

Mong rằng bài viết Xa ngắm thác núi Lư sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
 

Copyright © 2021 HOCTAP247