Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

- Phiên âm:

Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

- Dịch nghĩa:

Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

- Dịch thơ:

Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

-Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc

-Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

-Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.

-Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”

-Đặc điểm thơ Lí Bạch:

   +Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng

   +Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ

   +Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện

   +Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

1. Hoàn cảnh ra đời

Vọng Lư son bộc bố là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ

2. Bố cục (2 phần)

-Phần 1 (câu đầu): Tả núi Hương Lô

-Phần 2 (ba câu còn lại): Tả thác núi Lư

3. Giá trị nội dung

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

-Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

-Nghệ thuật so sáng và phóng đại

-Tả cảnh ngụ tình

I. Mở bài

-Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)

-Giới thiệu về bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1.Đỉnh núi Hương Lô

-Vị trí: đứng từ xa để ngắm cảnh thác nước

⇒Quan sát một cách bao quát, toàn diện

-Động từ “sinh”: nảy nở, sinh ra, qua đó cho ta thấy ánh mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi, nảy nở

-Đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới những tia nắng mặt trời chiếu rọi, làn hơi nước phản quang với ánh mặt trời ấy tạo nên những làn khói màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo, đó chính là nét đặc trưng của đỉnh núi Hương Lô

⇒Câu thơ đầu gợi ra cái nền, cái khung cảnh đẹp huyền ảo của cảnh vật

2.Thác núi Lư

-Động từ “quải” (treo) đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh: nhìn từ xa, đỉnh núi là khói tía mù mịt, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng như giải lụa trắng rủ xuống bất động

-Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng

-“Tam thiên xích” lag một con số ước lệ, qua đó làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh và thế đổ của dòng thác

-Phép so sánh, lối nói phóng đại: thác nước – dải Ngân Hà, qua đó cho thấy sự mạnh mẽ, kì vĩ của thiên nhiên

⇒Thác núi Lư hiện lên rất đẹp, kì vĩ và mạnh mẽ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhạn được tình yêu thiên nhiên và phần nào đó tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

III. Kết bài

-Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   +Nội dung: cảnh tượng thiên nhiên thác núi Lư hùng vĩ, huyền ảo và tình yêu thiên nhiên, tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

   +Nghệ thuật: hình ảnh tráng lệ huyền ảo, sử dụng nhiều các động từ, nghệ thuật so sánh và phóng đại..

-Cảm nhận của bản thân về bài thơ: bài thơ thể hiện rõ những đặc điểm sáng tác của Lí Bạch

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247