1: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Đọc kĩ bài văn
a) Bài tùy bút này là đoạn đầu của thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trích trong tác phẩm Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
Bài văn tái hiện một cách tài hoa cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân đất Bắc trong những ngày tháng giêng tháng mở đầu cho một năm mới qua sự cảm nhận thật tinh tế của nhà văn. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, Vũ Bằng sông ở Sài Gòn vùng kiểm soát của Mĩ ngụy xa cách quê hương đất Bắc. Đúng như nhận định của sách giáo khoa. “Nhà văn đã gửi vào trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất, thể hiện qua nỗi nhớ mọi cảnh sắc và phong vị của thiên nhiên, phổ xá và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hóa tinh tế, độc đáo của một vùng đất nước và cũng là của cả dân tộc."
b. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn một từ "đầu đến... mê luyến mùa xuân". Tình cảm mê luyến mùa xuân của con người là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
- Đoạn hai từ “Tôi yêu sông xanh ... đến mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân.
- Đoạn ba: Phần còn lại: Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng ở miền Bắc.
2: Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Đọc lại đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím đến, mở hội liên hoan":
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả bằng những chi tiết và hình ảnh rất đặc trưng cho thấy thời tiết khí hậu nơi đây thật đặc biệt vừa có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh “của mùa đông vươn lại, nhưng lại có cả cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân thấm dẫm cả trời đất, thấm đẫm cả lòng người, những âm thanh tiếng nhạc kêu, tiếng trống chào, câu hát huê tình. Ngoài ra trong khung cảnh gia đình và bàn thờ, đèn nến, hương trầm đặc biệt là tình cảm gia đình yêu thương, thắm thiết cũng toát lên không khí của mùa xuân ấm cúng nồng nàn.
b) Mùa xuân đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể (nhựa sống trong con người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mẩm non của cây cối phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti).
c) Giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn này thật đặc sắc. Ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm. Giọng điệu vừa sôi nổi vừa thiết tha đã tạo nên sức truyền cảm lớn của đoạn văn.
3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
Đọc lại đoạn cuối bài: từ “Đẹp quá đi ...đến hết “
Sau ngày rằm tháng giêng, cả màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất và cây cỏ cũng thay đổi, chuyển biến. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi phát hiện và miêu tả sự thay đổi và chuyển biến ấy: “đào bớt phai, nhưng nhụy vẫn còn phong ”, “cỏ không mướt xanh ... lại nức một mùi hương man mác những vật xanh tươi hiện ở trên trời ", trên giàn thiên lí, và con ong dã bay đi kiểm nhụy hoa, “trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột ...”
Đoạn này cho thấy sự quan sát và cảm nhận của Vũ Bằng thật tinh tế và nhạy cảm, ông là người con hiểu tường tận thiên nhiên, nặng lòng yêu thiên nhiên, biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng cái đẹp của cuộc sống.
4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
Qua bài văn này, cảnh sắc thiên nhiên, không khí, mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc với những nét đặc sắc riêng đã được tái hiện lại một cách tài tình. Qua đây, đã bộc lộ tình cảm thật tha thiết nồng nàn của tác giả đối với quê hương đất nước.
5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
Bài tùy bút này là đoạn đầu của thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trích trong tác phẩm Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
Bài văn tái hiện một cách tài hoa cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân đất Bắc trong những ngày tháng giêng, tháng mở đầu cho một năm mới, qua sự cảm nhận thật tinh tế của nhà vãn. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt. Vũ Bằng sống ở Sài Gòn, vùng kiềm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Đúng như nhận định của sách giáo khoa: “Nhà văn đã gửi vào trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Những tình cảm ấy được thể hiện qua nỗi nhớ mọi cảnh sác thiên nhiên, phô xá và cuộc sống hằng ngày của Hà Nội. Những cảnh vật ấy mang vẻ đẹp riêng biệt và bản sắc văn hóa tinh tế, độc đáo của một vùng đất nước và cũng là của cả dân tộc”.
Copyright © 2021 HOCTAP247