Tìm hiểu bài Mùa xuân của tôi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Mùa xuân cua tôi là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Bằng. Hãy .com tìm hiểu bài Mùa xuân của tôi

Mùa xuân của tôi

Các điểm cơ bản:
-    Một bài tùy bút (phẩn đẩu, có lược bớt một đoạn ngắn) hoài niệm về mùa xuân quê hương - Hà Nội.
-    Cảnh xuân của thiên nhiên.
-    Cảnh xuân trong gia đình.
-    Cảnh xuân sau ngày rằm tháng giêng.
 - Văn tự sự, miêu tả xen với văn nghị luận.

Soạn bài mùa xuân của tôi

I.  Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh tại Hà Nội, là nhà văn và là nhà báo nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có sơ trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm toán, vừa hoạt động cách mạng. Thời kì này, ngoài sách biên khảo, các tập truyện ngắn, Vũ Bằng cho in một loạt các tập bút kí như Món ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam (1969), và Thương nhớ mười hai (1971). Tình thương nỗi nhớ được ghi lại theo trục thời gian, đơn vị là tháng. Và Thương nhớ... bắt đầu ở Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt trong đó có đoạn trích Mùa xuân của tôi là phần đầu của bài văn.

II.   Mở đầu bài văn. tác giả đi từ cái chung đến cái riêng, từ tình cảm của mọi người đến tình cảm của tác giả đối với mùa xuân, đối với tháng giêng bằng những dòng văn nghị luận phản bác: "Ai bào được... thì...; Ai cấm dược ...thì...". Những điệp ngữ ấy giữ vai trò nhấn mạnh tình cảm, sự quyến luyến tự nhiên như non nước, bướm hoa, trai gái, mẹ con,... Nếu cấm được những thứ tình cảm ấy "thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Tự tình cảm của mọi người đối với mùa xuân như thế Vũ Bằng dẫn đến tình cảm của ông. Ông cũng ước mơ, cũng yêu nhiều thứ, “nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”. Vũ Bằng đã gợi ra thứ tình cảm đặc biệt ấy của ông và ông bắt đầu giải thích "không phải là vì thế" thì vì cái gì .

Vũ Bằng đã giải thích rất rõ ràng, rất cụ thể. Tác giả không yêu mùa xuân chung chung, mà yêu "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội". Bây giờ nhà văn mới miêu tả những chi tiết đặc trưng của thiên nhiên Hà Nội trong tháng đầu xuân. Đó là những ngày "xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh" và đường sá không còn lầy lội. Thời tiết thay đổi từng tí một. Rồi “vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, dầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác". Tác giả viết bài văn lúc sống ở Sài Gòn và có thể viết vào dịp Sài Gòn đón Tết. Ăn tết nơi xa nhớ da diết cảnh ngày Tết ở Hà Nội. Da thì nhớ gió, tai thì nhớ tiếng nhạn, mắt thì nhớ màu hoa đào, màu cỏ, mũi thì nhớ mùi hương man mác của cỏ,... Và còn nhiều chi tiết về cảnh sắc thiên nhiên khác của “mùa xuân thần thánh” nằm rải rác trong bài văn.

Đã nhớ cảnh tất nhiên tác giả nhớ người. Nhớ “người ta...’’, nhớ đến “ai cũng muốn”, nhớ đến “bên phố đông người qua...” (VĐL), trong đó có tác giả lúc ông chưa xa Hà Nội. Tác giả nhớ lại chân dung ngày ấy của mình, lúc mà “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh". Đấy là những cây vàn so sánh sức sống tràn đầy của tuổi trẻ với “lộc của loài nai, mầm non cửa cây cối" sinh động và tài hoa làm người đọc có cảm giác tăng thêm hưng phấn. Với cảnh xuân ấy, với nhựa sống ấy thì không thể ngồi yên trong căn nhà như con vật trú đông mà phải bò ra “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đì ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung". Chân dung của tác giả lồng  
vào chân dung của mùa xuân Hà Nội ngày ấy. Con người như hòa nhập vời đất trời trong mùa xuân yêu thương. Thiên - địa - nhân như hòa làm một, và gần như không giới hạn. Cảm nhận khi đọc Mùa xuân của tôi

"Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa". Ấy là yêu thương cái không khí gia đình trong những ngày tết khác vơi không khí ngày thường, yêu thương "bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm áp lạ lùng". Quả thật đó là bầu không khí đẹp phải chờ đợi suốt một năm trời. Ngày thường, ai cũng tất bật với công việc. Tối về, ăn bữa cơm gia đình rôi tranh thủ nghỉ ngơi cho ngày hôm sau. Gian nhà giữa, "cánh màn đều treo ở đầu bàn thờ" vẫn buông thả lạnh lùng, có nhiều lắm thì cũng chỉ thắp một nén nhang khói hương mờ ảo. Thỉnh thoảng có ngày giỗ rộn ràng thì không là không khí mùa xuân. Và như thế, chí có mấy ngày Tết khung cảnh nhà mới quang đãng, sáng tươi, con người nghỉ ngơi cùng quây quần đón Tết nên người được gần người, lại được gần Phật, Thánh, Tổ Tiên mà bình tâm hương thiện. Có lẽ vì thế mà tác giả đã như reo lên: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến

III.    Mùa xuân của tôi là một phần của thiên tùy bút vừa tha thiết vừa sôi nổi của Vũ Bằng về nơi cắt rốn chôn nhau. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí của mùa xuân Hà Nội ngày nào trong kí ức đã được tái hiện tròng nỗi nhơ thương da diết của người xa quê. Bằng cái nhìn tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Vũ Bằng không chỉ giúp người Hà Nội ở xa hoài niệm mà còn giúp cả những bạn đọc chưa đến Hà Nội lần nào cảm nhận không khí dạt dào ấm cúng của Tháng Giêng Hà Nội.

 

Mong rằng bài viết Mùa xuân của tôi của Cunghcovui.com sẽ giúp các ban hiểu thêm về tác phẩm này
 

Copyright © 2021 HOCTAP247