Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Tục ngữ về con người và xã hội Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói

Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Tục ngữ có câu: Lời nói gói vàng. Đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Em hiểu các câu tục ngữ trên như thế nào? Từ ý nghĩa của các câu tục ngữ trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

Bàn về tác dụng, giá trị của lời nói, tục ngữ có câu: “Lời nói gói vàng”. Khuyên răn người đời cẩn thận trọng khi nói năng, dân gian lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Vì sao dân gian lại đề cao vai trò tác dụng của lời nói đến như vậy? Muốn lời nói của mình như “gói vàng” làm “cho vừa lòng nhau” thì ta phải làm gì?
 
Trong đời sống, lời nói là phương tiện để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Lời nói là chiếc cầu giao tiếp quan trọng bậc nhất giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng kia. Qua cách ăn nói của một người, ta sẽ hiểu con người ấy như thế nào:
 
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
 
Cho nên tục ngữ khuyên người ta phải “Học ăn học nói, học gói, học mở”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, vì nếu là lời nói hay thì đó là “Lời nói gói vàng”, ngược lại nếu lời nói dở thì “Lời nói đọi máu” tức lời nói dễ gây mất lòng, mất đoàn kết, có khi thù oán nhau.
 
“Lời nói gói vàng”, “vàng” là đồ vật quí, là thứ tài sản có giá trị, thường dùng để trang sức. So sánh “lời nói” với “gói vàng” là dân gian đánh giá rất cao tác dụng giá trị của lời nói: lời nói quí như vàng. Thế nhưng ở câu tục ngữ sau, dân gian lại cho rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua”. “Chẳng mất tiền mua” vì ai cũng có lời nói. Nhưng ta phải hiểu lời nói ở đây là lời nói thật, nói đúng, lời khen, lời nhận xét, đánh giá chính xác, có như thế thì mới “vừa lòng nhau” được và mới quí như vàng được. Ví dụ: một người làm một việc khó, ta dùng lời lẽ khích lệ động viên, người đó như được tiếp thêm sức mạnh sẽ cố gắng mà làm xong việc, nhưng nếu ta lại dùng lời lẽ khích bác, châm chọc là lời nói dở, là “lời nói đọi máu”. Mà theo như Tuân Tử - một nhà triết học cổ Trung Quốc, thì “Lời nói hay, giúp người, ấm hơn vải lụa. Lời nói dở, hại người, đau như gươm giáo”. Lời nói dở là lời nói xấu, nói sai sự thật, nói hỗn... sẽ dễ làm người nghe tức giận, thậm chí gây ra oán thù. Lời nói dở cũng là lời nói bên ngoài thì trau chuốt, màu mè mà bên trong lại có ý đồ xấu. Đó là những lời nịnh hót rất dễ làm người ta mù quáng. Cũng vậy, lời nói hay không chỉ là những lời khen, khích lệ động viên mà còn là những lời nói đúng, nói thẳng, vạch ra sự thật. Ví dụ tôi có người bạn mắc khuyết điếm, tôi dùng lời lẽ phân tích vạch ra khuyết điểm ấy. Bạn tôi nhận ra và sửa chữa, từ đó mà tiến bộ.

Để “nói cho vừa lòng nhau”, người ta phải “lựa lời”. “Lựa” là chọn lựa, tức phải chọn lời nói đúng. Nói thật, hợp tình hợp lí, tránh nói sai, nói không đúng. Hiểu rộng ra là còn chọn cả người để nói, nói ở đâu, nói khi nào, nói cái gì, nói như thế nào. Trong giờ kiểm tra, tôi có hai người bạn mở tài liệu. Ví dụ: một người làm một việc khó, ta dùng lời lẽ khích lệ động viên, người đó như được tiếp thêm sức mạnh sẽ cố gắng mà làm xong việc, nhưng nếu ta lại dùng lời lẽ khích bác, châm chọc là lời nói dở, là “lời nói đọi máu”. Mà theo như Tuân Tử - một nhà triết học cổ Trung Quốc, thì “Lời nói hay, giúp người, ấm hơn vải lụa. Lời nói dở, hại người, đau như gươm giáo”. Lời nói dở là lời nói xấu, nói sai sự thật, nói hỗn... sẽ dễ làm người nghe tức giận, thậm chí gây ra oán thù. Tùy tính từng người mà tôi góp ý kiên quyết hay nhẹ nhàng, đó là tôi đã chọn người để nói. Tôi không góp ý chỗ đông người để bạn khỏi xấu hổ, đó là tôi đã chọn nơi nói. Tôi không nói khi bạn đang buồn hay đang tức giận, đó là tôi chọn lúc nói... Tôi nói ra, bạn tôi tiếp thu hứa sẽ sửa chữa. Thế là bạn tôi mừng vì có người bạn thân là tôi, còn tôi cũng vui vì bạn tôi hiếu tôi. Đúng là “vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau” vì tôi đã “lựa lời”.
 
Hai câu tục ngữ trên đã để lại cho chúng ta bài học luôn nói đúng, nói thực, không nói khoác, nói sai. Đồng thời phải chú ý chọn đối tượng để nói, nơi nói, lúc nói. Một điều rất dễ nhận thấy là ai cũng thích người ăn nói đúng mực, văn minh, lịch sự. Do vậy, chúng ta tránh nói tục, chửi bậy... cũng là một cách làm “cho vừa lòng nhau”, tức vừa lòng bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

Copyright © 2021 HOCTAP247