A. ĐỀ BÀI
Lập dàn ý và dựa vào dàn ý viết thành bài văn cho đề văn sau: Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên. Qua đó rút ra bài học gì trong việc chọn bạn mà chơi.
B. DÀN Ý
1. Mở bài:
Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
2. Thân bài:
2.1) Giải thích: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Nghĩa đen: Người học trò thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với mực thì nhất định có lúc mực giây ra quần áo, tay chân. Ngược lại, khi ta đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ tỏa sáng, làm rạng rỡ khuôn mặt của chúng ta.
Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì cũng dễ bị tiêm nhiễm những thói xấu, ngược lại nếu gần gũi tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng để học tập được ở họ những phẩm chất tốt đẹp.
Suy rộng ra trong xã hội, tiếp xúc với người xấu, môi trường xấu, con người dễ bị tiêm nhiễm những thói xấu. Sống gần những người tốt, môi trường, hoàn cảnh tốt thì con người cũng dễ dàng học tập, tiếp thu được những mặt tốt.
2.2) Chứng minh
a) Môi trường xấu ảnh hưởng không tốt đến con người, đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
b) Môi trường tốt, sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của con người.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
2.3) Bài học rút ra từ câu tục ngữ
a) Môi trường sống sẽ tác động đến nhân cách con người, cần biết chọn bạn mà chơi
b) Quan tâm hơn nữa đến việc tu dưỡng rèn luyện bản thân để hoàn thiện nhân các c. Kết bài:
- Hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến tính cách con người.
- Nhưng con người cũng có thể làm chủ hoàn cảnh, đón nhận hoàn cảnh, tự quyết định là phải có bản lĩnh trong cuộc sống, không chạy theo những cám dỗ, sống có văn hóa, nghiêm khắc với bản thân, có thái độ rõ ràng trước mọi đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
3. Kết bài
C. BÀI LÀM
Từ xưa đến nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người, ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số các câu tục ngữ là: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ này muốn lên rằng, con người chúng ta ai cũng gắn cuộc sống của mình với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Môi trường và hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến người, bởi vậy, chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi
Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa bao nội dung sâu sắc: Gần mực thì đen, gần thì rạng câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có 1 đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị vấy đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được phần ánh sáng của đèn sẽ làm rạng rỡ khuôn mặt ta. Nghĩa bóng của của câu trong cuộc sống nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta 1 gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt ( lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp.
Vì sao gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ muốn nói rằng: người nói chung, đặc biệt là tuổi trẻ chưa có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện; thử thách nhiều, vì vậy, cũng chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận và quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, thường hay bắt chước lẫn nhau, thường bị tập thể lôi cuốn, dụ dỗ. Thực tế cho thấy, có một số thanh thiếu niên đang sống trong một gia đình nề nếp nhưng sau một thời gian chơi bời giao du bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy thì sau đó chính họ cũng trở thành dân trộm họ cũng trở thành tử hình của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố tập, làm việc, thích giao lưu với những kẻ ăn chơi có vẻ như rất giàu sang, lắm nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái bán hoa, một cái nghề bị gia đình xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, ta thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng khi bị ném vào tù, luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Qua báo chí và các phương tiện thông tin ta thấy có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã thành công nhưng khi trở về lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ, vậy là ngựa quen đường cũ lại trở về con đường hút hít.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã chứng minh rằng môi trường, hoàn cách sống tác động rất lớn đến con người. Nếu chúng ta được sống trong môi trường tốt, gia đình hòa thuận, anh em yêu thương nhau, thầy cô hết lòng dạy dỗ, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau thì nhất định chúng ta sẽ trở thành người tốt. Đúng vậy, nền tảng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh đã đào tạo biết bao kĩ sư, bác sĩ, công nhân lành nghề làm rạng danh đất nước.
Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng muốn chuyển đến chúng ta chính là nhận thức được ảnh hưởng, tác động hết sức to lớn của môi trường xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè trong môi trường sống và học tập. Phải luôn luôn tỉnh táo, nhận thức đúng và xa lánh cái xấu. Tuy nhiên, con người cũng có khả năng tác động lại hoàn cảnh sống, môi trường sống, phân biệt cái đúng, cái tay. Xa lánh cái xấu không có nghĩa là xa lánh bạn bè có thiếu sót, có tật xấu mà phải góp phần cảm hóa, giúp đỡ bạn bè có khuyết điểm. Chọn bạn mà chơi, gần gũi bạn bè, khiêm tốn học tập những gương tốt, những tình cảm chân thành của bạn bè; thẳng thắn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; xa lánh những thói hư, tật xấu, những cuộc sống vật chất tầm thường, rèn luyện có nếp sống văn hóa... chính là chúng ta thực hiện được lời dạy của cha ông ta.
Câu lục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và bổ ích. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Xem thêm >>> Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Trên đây là bài viết mà đã chứng minh, từ đó rút ra bài học cho bản thân qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Mong rằng bài viết sẽ giúp củng cố thêm kiến thức cho bạn, chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247