Đề bài: Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh cho sự giản dị trong thơ văn của Bác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ xuất phát từ nhận thức văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho phù hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác đã chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát... để lồng vào đó nội dung chính trị.
Giản dị trong đời sống - đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chủ tịch . Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong qua trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết... Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ làm tài liệu giác ngộ, vận động quần chúng tham gia vào hội Việt Minh, đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Hoặc:
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Hay của giai cấp công nhân:
Bác thể hiện rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ lầm đường lạc lối cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Cuối năm 1946, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cấu kết với nhau, cố tình xâm lược nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm bài thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn đông năm châu. Miền Bắc giải phóng, nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam - thành đồng Tổ quốc - đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, hào hùng. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu!
Copyright © 2021 HOCTAP247