Tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ" được trích trong diễn văn " Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc" do Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Người. Tác phẩm đã cho ta thấy những đức tính tốt đẹp của Bác mà nổi bật là tính giản dị, trong sáng của một vị nguyên thủ quốc gia. Hãy .com tìm hiểu tác phẩm
Các điểm cơ bản:
- Văn nghị luận (chứng minh, bình luận) kết hợp với văn biểu cảm.
- Nội dung: Đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người trong lời nói và bài viết.
Soạn bài Đức tính giản dị của bác Hồ
I. Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (tên bài do người soạn sách đặt) trích từ bài Chủ tịch Hổ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
Đức tính giản dị của bác Hồ
II. Ở bài văn này, Phạm Văn Đồng viết theo lối nghị luận chứng minh. Câu mở đầu giới thiệu “sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị với đời sống bình thường" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở đoạn văn trích, tác giả chỉ mđi đề cập tới đức tính “vô cùng giản dị" của Bác. Đó là luận điểm chính mà tác giả sẽ chứng minh bằng lối văn miêu tả, giải thích xen với bình luận mấy luận cứ sau:
- Giản dị trong bữa ăn, nơi ở và làm việc.
- Giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Giản dị trong lời nói và bài viết.
Cái cần thiết nhất trong đời sống của mỗi người là bữa ăn. Có ăn mới có sức để làm việc. Với một vị lãnh tụ như Bác, “bữa cơm chí có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất". Miêu tả dể chứng minh bữa cơm như thế rồi tác giả bài viết mới đưa lời bình luận là Bác quý trọng người lao động vô cùng. Chứng minh nơi ở và làm việc của Bác, Phạm Văn Đồng cũng viết theo cách ấy. Căn nhà chỉ có vài ba phòng. "Trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhở đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn ". Câu văn miêu tả tâm hồn của Báơ và căn nhà Bác ở. về tâm hồn thì so sánh với "gió thời đại”; một ẩn dụ của phong trào đâu tranh giải phóng dân tộc đang tỏa rộng khắp thế giới, còn về cái nhà nhỏ đầy gió, ánh sáng và hương hoa phản ánh một tâm hồn khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên.
Trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Bác hiểu rõ mình đang làm việc cho ai, vì ai, và với ai. Cho nên quan hệ với mọi người cũng là một việc làm của Bác. Phạm Văn Đồng đã liệt kê rõ những gì đã liên quan đến mối quan hệ của Bác với mọi người bằng quan hệ từ “từ ... đến ...” Đó là các việc “viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân" ... Mà việc nào Bác cũng chủ động. Và như thế có nghĩa là Bác tôn trọng những con người ấy. Thêm nữa là Bác hiểu rõ mình đang làm việc với các “đồng chí”, đang cùng với những người cùng lí tưởng sống với giai cấp “công nhân”, đang cùng vui với người lớn hoạt động cho tương lai của đất nước: các cháu thiếu niên - nhi đồng. Bất cứ việc gì, dù lớn hay nhỏ, Bác cũng chọn sự giản dị và có mục đích rõ ràng. Ngay cả người giúp việc, Bác cũng cố gắng chọn càng ít, và như Phạm Văn Đồng đã ghi lại rằng “Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kĩ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi". Rất giản dị, không văn hoa bóng bẩy, khi gọi tên những người sống gần gũi với Bác là thấy rõ mục đích hoạt động của Bác rồi.
Đoạn văn kế tiếp, Phạm Văn Đồng đã giải thích và bình luận về sự giản dị trong bữa ăn, nơi ở, và quan hệ với mọi người. Tác giả đã dùng phương pháp suy luận tương phản, so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị tâm hồn của Bác. Tác giả đã dẫn chứng lối sống thanh cao của các hiền triết ẩn dật, lối sóng khắc khổ của các nhà tu hành so với lối sống giản dị của Bác để thấy điểm khác biệt là “Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân". Bác không đứng trên, cũng không thoát li cuộc sống như nhà tu, hiền sĩ ẩn dật mà là người có bản tính vốn như thế, lại hợp với hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Và sau này, khi miền Bắc được giải phóng hoàn toàn Bác cũng sống giản dị như ngày nào. Tuy “đời sống vật chất giản dị” nhưng “đời sống tâm hồn phong phu” cứ tưởng như đối nghịch nhưng thực ra nó thuận chiều với nhau trong con người Bác theo quan niệm về giá trị làm người của người phương Đông. Có lẽ vì thế nên Phạm Văn Đồng mới đi đến kết luận: “Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
.Cuối cùng, bài viết đề cập tới việc "Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được". Tác giả giải thích nguyên nhân tại sao Bác giản dị trong lời nói và bài viết. Chúng ta cần nhớ trong đời sống hoạt động bôn ba ở hải ngoại, Bác đã từng viết báo bằng tiếng Pháp, làm thơ chữ Hán, và luôn áp dụng nguyên tắc: Nói, viết về điều gì, với mục đích gì, cho ai nghe, và phải nói, viết như thế nào. Phạm Văn Đồng đã dẫn chứng hai câu nói của Bác ở hai thời điểm khác nhau: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do", “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thề mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi...” Một câu Bác nói trong thời chống thực dân để giành lại độc lập, tự do; một câu Bác nói vào thời chống đế quốc để đất nước được thống nhất. Cả hai câu đều ngắn gọn, tập trung vào nội dung chính, ngôn từ giản dị khiến người đọc lên ai cũng hiểu. Và tấc giả bài viết đã đưa rà nhận định: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng."
III. Tóm lại, ở đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng đã dùng bút pháp tổng hợp (vừa chứng minh, giải thích vừa bình luận kết hợp vơi biểu cảm) để giúp mọi người thây rõ hơn giữa cuộc đời đầy sóng gió đổi thay Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. Trong lúc cả nước đang học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, bài viết tạo thêm động lực thúc đẩy mọi người, nhát là tuổi trẻ chọn lối sống giản dị, trong sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mong rằng bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ giúp các bạn hiểu thêm về con người của Bác!
Copyright © 2021 HOCTAP247