Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Đức tính giản dị của Bác Hồ Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Soạn văn 7

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Soạn văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

   - Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh bằng các biểu hiện trong đời scíng và con người của Bác:

    + Giản dị trong sinh hoạt: cơm ăn chỉ có vài ba món giản đơn. Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.

   + Giản dị trong quan hệ với mọi người.

   + Giản dị trong tác phong.

   + Giản dị trong lời nói và bài viết.

Câu 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.

   - Trình tự tập luận của tác giả trong bài:

    + Dùng lí lẽ để khẳng định đời sông bình thường cũng như đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là vô cùng giản dị, khiêm tôn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

    + Dùng nhiều dẫn chứng để chứng minh về sự giản dị đó.

   Bố cục cửa bài văn: Đây là một đoạn văn trích, không phải một bài văn hoàn chỉnh nên bố cục gồm hai đoạn:

   - Đoạn đầu: Từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp". Đoạn này dùng lí lẽ để khẳng định sự giản dị thanh cao cửa Bác Hồ.

   - Đoạn thứ hai: Phần còn lại.

   Dùng nhiều chứng cứ để chứng minh cuộc đời Bác là hết sức giản dị, thanh cao; kèm theo các dần chứng còn có những lời lẽ phân tích daaxn chứng. Ví dụ như: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ; một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhả biết bao; Bác Hồ sống đời Bống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vỉ Người sống sôi nối, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khố và ác liệt của quần chúng nhân dân; đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hổn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thổn cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh... Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó, thâm nhập vào quả tỉm và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.

   Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? 

   - Nghệ thuật chứng minh của tác giả đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!”:

   - Tác giả đưa ra dẫn chứng về nhiều mặt: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

   - Dẫn chứng kèm theo lời phân tích thật thấu đáo làm nổi bật lên nhiều đức tính tốt dẹp của Bác Hồ: Người không chỉ giản" dị trong cách sông mà còn rất quý trọng con người, quan tâm tới mọi người xung quanh, Người siêng năng làm việc từ việc rất lớn đến việc thật nhỏ nhặt. Cái tên mà Người đặt cho các đồng chí phục vụ cũng thi hiện niềm tin của Người vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.

   - Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ, đặc sắc: “và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sông như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”.

   - Cuối cùng ta thấy rõ tình cảm của người viết được gửi vào mỗi câu văn là tình cảm chân thành, là tình yêu kính tha thiết đối với Bác Hồ. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần làm nên sức lôi cuồn của bài văn, tạo nên sức thuyết phục cao.

Câu 4. “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

   Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?

   Trong đoạn văn: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.

   Tác giả đã dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân của đời sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ. Nguyên nhân đó là: Người đã sống hòa mình với cuộc sống giản dị, gian khổ và chiến đấu ác liệt của nhân dân. Tác giả cũng dùng lí lẽ để phân tích vấn đề nâng cao thêm sự nhận thức về Bác: đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.

Câu 5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

   Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài vốn này là: Bài văn đã nêu ra nhiều dẫn chứng, các dần chứng lại được phân tích, lí giải sâu sắc nhưng tất cả không phải là những lời lẽ khô khan mà các câu văn luôn chứa chan tình cảm yêu thương, kính phục, luôn thể hiện nhiệt tình sôi nổi của người viết. Các câu văn cũng rất trong sáng với cách dùng từ ngữ độc đáo tài hoa, có tính nghệ thuật cao.

Tags: hoc tot ngu van

Copyright © 2021 HOCTAP247