Tóm tắt bài
1.1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng
Khái quát chung
- Diện tích: 15.000 km2, (2006), chiếm 4,5% diện tích cả nước
- Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước.
- Gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Các thế mạnh chủ yếu của vùng
- Vị trí địa lí:
- Giáp Trung du – miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
-> cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và biển Đông.
-> Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.
- Tài nguyên thiên nhiên:
- Đất nông nghiệp : diện tích khoảng 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ -> Có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình : bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp quy mô lớn, phân bố dân cư, nhà máy sản xuất thuận lợi.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Tài nguyên nước : phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng có chất lượng. -> Đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch), có ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh, cảng Hải Phòng…
- Khoáng sản không nhiều: đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên, khí đốt (Thái Bình).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. -> Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hóa lịch sử, mạng lưới đô thị rất phát triển.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…) thuộc loại tôt nhất cả nước.
1.2. Các hạn chế chủ yếu của vùng
- Dân số đông nhất cả nước, mật độ dân số cao 1.225 người/ km2 (năm 2006) -> Gây sức ép về việc làm, nhà ở...
- Nền kinh tế lại chậm phát triển.
- Thường có thiên tai như : bão, lũ lụt, hạn hán…
- Sự suy thoái một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt…).
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng, tỉ lệ nông nghiệp còn cao.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển từ năm 1986 đến năm 2005 :
- Khu vực I: 49,5% – 25,1%;
- Khu vực II: 21,5% – 29,9%;
- Khu vực III: 29,0% – 45,0%.
-> Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
-> Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.
b. Các định hướng chính
Xu hướng chung
- Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III
- Phấn đấu đến năm 2010 các chỉ tiêu sẽ đạt là khu vực I : 20%, khu vực II : 34% và khu vực III: 46%.
Trong nội bộ ngành:
- Khu vực I:
- Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
- Trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
- Khu vực II:
- Gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng.
- Các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.
- Khu vực III:
- Du lịch: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,…
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
-
A.
Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm
-
B.
Độ màu mỡ của đất giảm
-
C.
Khí hậu ngày càng khắc nghiệt
-
D.
Chất lượng nguồn nước giảm
-
-
A.
Diện tích ngày càng được mở rộng
-
B.
Người lao động có nhiều kinh nghiệm
-
C.
Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh
-
D.
Tăng vụ
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 109 SBT Địa lí 12
Bài tập 3 trang 110 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 110 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 110 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 110 SBT Địa lí 12
Bài tập 7 trang 111SBT Địa lí 12
Bài tập 8 trang 111 SBT Địa lí 12
Bài tập 9 trang 111 SBT Địa lí 12
Bài tập 10 trang 112 SBT Địa lí 12
Bài tập 1 trang 59 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 2 trang 59 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 3 trang 60 Tập bản đồ Địa Lí 12
3. Hỏi đáp Bài 33 Địa lí 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!