Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cày đồng dang buổi ban trưa ..... Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cày đồng dang buổi ban trưa ..... Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao sau: Cày đồng dang buổi ban trưa ..... Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Cuốn mình theo dòng đời vội vã, ta mê mải với những ham muốn, ước vọng. Bỗng một tiếng mẹ ru hời đánh thức ta dậy và đưa ta trở về với con người đích thực của ta để đối mặt với những điều mà lâu nay ta đã vô tình.

 Lời tâm giao của ca dao, qua lời ru của mẹ đã trao gửi và bồi đắp cho ta cả biển trời kiến thức, tình cảm mênh mông, vô tận. Âm điệu êm ru ngọt ngào của ca dao đã làm sống dậy trong ta tình nhân ái bao la và khơi gợi lên những rung cảm diệu kì. Chính những điều đó đã khiến ta khẳng định rằng: Không chỉ trước đây, hôm nay mà mãi mãi sau này không một ai có thể khép cửa lòng mình được trước áng ca dao:
 
Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
 
Bài ca dao nói về một vấn đề đơn giản nhưng ý nghĩa thì lớn lao vô cùng. Vẽ ra trước mắt ta là một hức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những hạt cơm thơm dẻo ma ta ăn hàng ngày. Lời lẽ dung dị đằm thắm, bài ca dao như một luồng cháy trữ tình dạt dào mãi trong tâm hồn ta.
 
Công việc của người nông dân vô cùng cực nhọc, vất vả:
 
Cày đồng đang buổi ban trưa
Từ sáng sớm tinh mơ người và trâu đã ra đồng làm việc. Còn sớm, sức đang sung, người nông dân cày khỏe, thế nhưng lúc này, trời đã về trưa, chắc chắn bụng đã đói, sức đã kiệt và thấm mệt, tưởng như bao nhiêu thớ đất bật lên là bấy nhiêu gian khổ kết đọng, thế mà người nông dân ở đây vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Họ làm việc hết mình. Phải chăng họ muốn được hiến dâng cho đời chút dẻo thơm của hạt cơm chắt lọc ra từ những khó khăn gian khổ.
 
Cho nên giữa trưa hè gay gắt mà người nông dân vẫn không quản mệt nhọc, vẫn yêu công việc của mình, dầu cho đến lúc này:
 
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 
Cái nắng như đổ lửa soi lên tấm thân đen khỏe của người cày. Mỗi bước đi của họ mồ hôi rơi “thánh thót như mưa”. Nắng trưa kết đọng lại tạo nên những giọt mồ hôi. Bao nhiêu giọt mồ hôi là bấy nhiêu gian lao vất vả. Thế nhưng ta không hề thấy họ trách phận than thân. Đọc câu ca dao lên, ta như nghe thấy được cả những âm thanh và nhìn rõ ánh sắc của những giọt mồ hôi đang rơi. Không phải một, hai, ba,... mà là hàng ngàn vạn giọt mồ hôi rơi như một cơn mưa mùa hạ. Dân gian đã sáng tạo ra được một hình ảnh so sánh thật diệu kì.
 
Bao nhiêu hạt mồ hôi, bao nhiêu vất vả cực nhọc bỏ ra để đổi lấy được thành quả là những hạt cơm thơm dẻo. Dân gian ân tình nhắc nhủ:
 
Ai ơi hưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Phải trải qua muôn phần đắng cay người nông dân mới có được lấy một hạt cơm thơm dẻo. Một hạt cơm, một chút tinh bột ấy được chắt lọc ra từ bao nhiêu khó khăn vất vả, từ bao nhiêu những giọt mồ hôi. Dân gian đã dùng phép đối lập làm nổi bật lên biết bao nhiêu những gian nan, vất vả cực nhọc mà những người nông dân đã phải từng chịu đựng. Ta nghe tiếng gọi “ai ơi” em như nghe tiếng gọi thiết tha của cả một lớp người từ ngàn xưa vọng đến hôm nay.
 
 Tiếng gọi ấy cất lên từ những đáy tâm tư sâu kín, từ những tâm hồn lao động chân chất, thật thà, dung dị. Thời gian như một lớp bụi dễ phủ lên trí nhớ của ta, dễ làm ta quên đi những điều bình dị, đơn giản. Có lúc, cầm bát cơm trên tay, ta dằn mạnh xuống, dỗi hờn, ta đâu còn nhớ bố mẹ ta cùng biết bao nhiêu người lao động khác đã phải một nắng hai sương mới có được bát cơm dẻo cho ta ăn? May mà lúc ấy, bài ca dao nọ cùng tiếng ru của mẹ đã vang vọng về làm ta kịp bừng tỉnh, ân hận. Lúc đó ta càng thấm thía hơn công lao, nghĩa tình của cha mẹ ta, của những con người lao động.

Mỗi khi đọc lại bài ca dao, ta lại dược lắng nghe từng âm thanh êm dịu lời ru của mẹ. Âm điệu nhịp nhàng của thể thơ lục bát đã đưa ta trở về lắng mình trong tình yêu của mẹ, trong điệu hồn dìu dặt thiết tha của dân tộc ta, khiến lòng ta trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn. Lúc đó bài ca dao đã là sợi dây nối cho lòng ta gắn với lòng mọi người, khơi gợi trong ta tình nhân ái bao la và cuốn hút ta trở về với đạo lí sống truyền thống rất đẹp của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”.

Copyright © 2021 HOCTAP247