Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép là quan hệ nhân quả. Vế một là vế kết quả, các vế sau là nguyên nhân. Các vế được nối với nhau bằng từ nối “bởi vì”.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Một số quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu :
- Quan hệ đồng thời. VD : Trời càng mưa to, chúng tôi càng ướt nhẹp.
- Quan hệ điều kiện – kết quả. VD : Nếu chiếc áo không vừa thì tôi sẽ đem trả.
- Quan hệ tương phản. VD : Tuy món quà rất đẹp nhưng em không thích nó.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a + b.
- Đoạn văn của Vũ Tú Nam : Các câu ghép là 2, 3, 4,5. Quan hệ ý nghĩa nhân quả.
- Đoạn văn của Thi Sảnh : Các câu ghép là 2, 3. Quan hệ ý nghĩa đồng thời.
c. Không thể tách mỗi vế của các câu thành một câu đơn. Vì chúng có mối quan hệ bổ sung ý nghĩa lẫn nhau.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Xét về lập luận có thể tách mỗi vế của các câu ghép ấy thành câu đơn. Vì mỗi vế đã tương đối nội dung biểu đạt.
- Xét về mặt biểu hiện, những câu dài ấy diễn tả thành công tâm trạng nhân vật, phù hợp để thể hiện nhân vật : người già hay nói dài, tính cẩn thận, chu đáo.
Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Các vế của câu ghép thứ hai có quan hệ giả thiết – kết quả. Không nên tách thành các câu đơn. Vì hai vế được liên kết bởi cặp quan hệ từ, chúng có ý nghĩa gắn bó, liên kết với nhau.
b. Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.
Copyright © 2021 HOCTAP247