Soạn bài Câu ghép

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Đặc điểm câu ghép

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt tè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1. Tìm các cụm C-V trong những câu im đậm.

2. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu.

4. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.

Trả lời:

1. Câu có cụm C-V trong những câu in đậm:

"Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp".

2. Cấu tạo của những câu có hai cụm C-V

- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C - V

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu có hai hoặc nhiều cụm C - V

Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn

 

Các cụm C – V không bao chứa nhau

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C - V

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu có hai hoặc nhiều cụm C - V

Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn

 

Các cụm C – V không bao chứa nhau

Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

4. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.

Trả lời:

Câu ghép là những câu gồm hai cụm chủ vị, các C-V không bao trùm nhau.

II. Cách nối các vế câu:

1. Tìm thêm các câu ghéo trong đoạn trích mục I.

2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu ghép.

Trả lời:

1.

2.

C1 - V1 nối với C2 - V2 bằng dấu phẩy

C2 - V2 nối với C3 - V3 bằng từ nối “và”, “vì”.

3.

- Mình đọc hay tôi đọc.

- Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà.

- Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

- Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

- Ai làm người ấy chịu.

- Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

Trả lời:

a) Câu ghép:

   + U van Dần, u lạy Dần! ( không dùng từ nối)

   + Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! ( không dùng từ nối)

   + Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? ( không dùng từ nối)

   + Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy.

b)

+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (Không dùng từ nối)

+ Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi ( có dùng từ nối)

c) Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay. (Không dùng từ nối)

d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá (có dùng từ nối)

Câu 2: Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.

Trả lời:

a) Vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do, nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

(Nguyễn Công Hoan)

b) Nếu ai cùng làm việc hết mình thì công việc sẽ tiến hành đúng với kế hoạch.

c) Tuy trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

d) Không những cây không ra hoa mà lá cũng khô héo dần.

Câu 3: Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách.

a. Bỏ bớt quan hệ từ

b. Đảo trật tự các vế câu

Trả lời:

a) 

- Anh có tài riêng mà tính lại thích tự do nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào.

- Anh chẳng chịu làm riêng cho một rạp nào vì anh có tài riêng mà tính lại thích tự do.

b) 

- Ai cũng làm việc hết sức mình thì công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.

-  Công việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch nếu ai cũng làm việc hêt sức mình.

c)  

- Trời mưa lớn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết lên đường.

-  Anh ấy vẫn nhất quyết lên đường dù trời mưa lớn.

Câu 4: Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây.

Trả lời:

a)  Chúng tôi chưa đến nơi thì xe đã hết xăng.

b)  Ăn cây nào rào cây nấy.

c)   Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nhìn được xa.

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):

a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.

b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

Trả lời:

Thói quen sử dụng bao bì ni lông của mỗi con người là một việc làm gây ôn nhiễm cho Trái Đất. Như ta đã biết, bao bì no-lông có đặc tính không phân hủy pla-xtic. Cứ mỗi năm là hàng ngàn hàng triệu bao bì được sử dụng, thải rác bừa bãi. Không có người quét dọn bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Không những bao bì ni lông dẫn đến sói mòn đất tắc nghẽn cống rãnh kênh mương gây lũ lụt mà nó còn kèm theo là lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người: ung thư phổi, hen xuyễn,... Tuy nó rất tiện lời lại rẻ tiền thích hợp điều kiện sống nhưng tác hại ảnh hướng đến không nhỏ. Đừng đế thói quen xấu làm hại đến tương lai, lối sống của mình. Mỗi con người hãy chung tay góp phần xây dựng một môi trường sống xanh sạch đẹp, không có bao bì ni lông.

Copyright © 2021 HOCTAP247