Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Câu ghép Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo - siêu ngắn)

Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo - siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài 1 ( trang 123 sgk ngữ văn 8 tập 1):

Quan hệ giữa các vế câu ghép là quan hệ nguyên nhân-kết quả.

“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp”: Vế chỉ kết quả

“bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”: Vế chỉ nguyên nhân.

Bài 2 ( trang 123 sgk ngữ văn 8 tập 1):

-Các quan hệ ý nghĩa có thể nối các vế câu:

    + Điều kiện: Nếu trời bão to chúng tôi sẽ được nghỉ học

    + Tương phản: Tôi đói nhưng mẹ chưa nấu ăn xong.

    + Tăng tiến: Tôi càng chăm ngoan bố mẹ càng vui lòng.

    + Đồng thời: Nắng lên cao và sương tan dần

...

Bài 1 ( trang 124 sgk ngữ văn 8 tập 1):

a, Quan hệ vế thứ nhất và vế thứ hai :nguyên nhân- kết quả:

    + Nguyên nhân: "tôi đi học"

    + Kết quả: "cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi"

-Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba: quan hệ giải thích

    + vế thứ ba sau dấu hai chấm “hôm nay tôi đi học” giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “ lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”

b, Quan hệ giả thuyết- hệ quả

    + Giả thuyết: “pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại”

    + Hệ quả: "cảnh tượng nghèo nàn"

c, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời

    + vế thứ nhất là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh

d, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản

    + Vế thứ nhất: “rét kéo dài”

    + Vế hai: “mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương”

e, Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến

    + Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

- Quan hệ nguyên nhân-kết quả:

    + Vế nguyên nhân: anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn.

    + Vế kết quả: bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Bài 2 ( trang 124 sgk ngữ văn 8 tập 1):

a.Các câu ghép trong đoạn trích trên:

-Đoạn trích 1:

    + Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

    +Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

    + Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

    + Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.

-Đoạn trích 2:

    + Buổi sáng, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.

    + Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buôn nhanh xuống mặt biển.

b.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép:

- Đoạn trích 1: Quan hệ nguyên nhân-kết quả.

- Đoạn trích 2: Quan hệ tăng tiến

c. Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở 2 đoạn trích trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này liên kết rất chặt chẽ.

Bài 3 ( trang 125 sgk ngữ văn 8 tập 1):

- Hai câu ghép:

    + "Việc thứ nhất: …trông coi nó"

    + "Việc thứ hai: … hàng xóm gì cả"

-Xét về mặt lập luận không nên tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành câu đơn. Vì: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không giữ được tính chặt chẽn, liên kết về ý nghĩa trong lập luận.

- Xét về giá trị biểu hiện, câu ghép dài như trên có tác dụng trong việc miêu tả lời lẽ nhân vật Lão Hạc: diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc vì đây là một sự việc hệ trọng với lão, đúng với tâm trạng của lão Hạc khi túng quẫn với hoàn cảnh hiện tại của mình. Thể hiện tính cẩn thận, biết lo xa của lão.

Bài 4 ( trang 125 sgk ngữ văn 8 tập 1):

a.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết - hệ quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì: mỗi vế trong câu liên kết với nhau thống nhất một ý nghĩa trọn vẹn.

b. Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, thiếu liên kết không thể hiện được sự thiết tha, tình cảm mãnh liệt khi đang rơi vào tình thế cấp bách.

Copyright © 2021 HOCTAP247