Bài viết: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài viết: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

CHỢ BẾN THÀNH

Ai đến Sài Gòn, chắc cũng một đôi lần được bước tới và tham quan, mua sắm ở chợ Bến Thành. Nầm ở trung tâm thành phố, chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành Quy. Đầu thế kỉ XVII, khi người Việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng Nam Kỉ lục tỉnh. Giữa thế kỉ XIX, xuất hiện một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ nhu' sau: Đó là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này cỏ lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khoang buôn ngoài biển lên.Đầu phía phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu vờn ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bổn sông ghe buôn lớn nhỏ đến đâu nối.

Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến "Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cua, đường... bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo... từ nước ngoài mang đến. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833 - 1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh.

Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là Trường Trung học Ngân hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kinh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887-1888 thì con kinh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kinh lấp. Ngôi chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay.

Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sinh lầy gọi là ao Boresse. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1912 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa.

Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn Chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Mãi đến năm 1940 hai con đường bên hông chợ còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ tóm, nơi tập trung những mặt hàng quý hiếm của trong nước và nước ngoài.

Chợ Bến Thành ngày nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh. Hình ảnh chợ Bến Thành thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, đề nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước - đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.

Copyright © 2021 HOCTAP247