Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường

Hướng dẫn giải

A. Mở bài:

- Bài thơ “Đi đường” là một trong những bài thơ thể hiện phẩm chất, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Hành trình đi đường núi gian lao

- Cách nói trực tiếp: đi đường – gian lao: tự bản thân phải được thực hành, được trải nghiệm thì mới hiểu được tính chất sự việc.

- Điệp từ “núi cao” thể hiện sự khúc khuỷu, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nối tiếp nhau.

⇒ Suy ngẫm về sự khổ ải, khúc khuỷu, đầy trắc trở của cuộc đời; ý chí, nghị lực sẵn sàng vượt qua tất cả.

Luận điểm 2: Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng

- Niềm vui sướng khi chinh phục được độ cao của núi: “lên đến tận cùng”

- Tâm thế, vị thế của con người khi chinh phục được thiên nhiên, vượt qua được giới hạn của bản thân: “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

⇒ Niềm vui sướng khi được tự do đứng ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Sự chiêm nghiệm về cuộc đời: vượt qua gian lao sẽ đến được đỉnh cao của chiến thắng.

⇒ Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trên đỉnh cao của chiến thắng, qua đó thể hiện nghị lực, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác dù đó là con đường đầy ải, chân tay bị trói buộc bởi xiềng, xích.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

- Thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc

- Liên tưởng sâu sắc, thể hiện tư tưởng của tác giả.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung tác phẩm: Bài thơ “Đi đường” đã thể hiện nghị lực, ý chí và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua những bài thơ như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm được về những phẩm chất cao đẹp của Người, từ đó nhắc nhở mỗi thanh niên Việt Nam hcoj tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Copyright © 2021 HOCTAP247