Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Đi đường (Tẩu lộ) Phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh (Bài 1).

Phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh (Bài 1).

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn giải

   Đó là tâm sự của một người tù đặc biệt: Hồ Chí Minh, người tù vì mang tội làm gián điệp khi đang bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc và đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với mục đích đơn sơ là ghi lại những sự việc, cảm xúc trong mười bốn tháng bị giam cầm, bài thơ "Đi đường" dịch từ bán gốc là "Tẩu lộ" thực sự là một bài thơ nhật kí chân thành và sâu sắc.

   Bản dịch:

   Nếu ai không biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, có lẽ nghĩ rằng đây là lời thơ của một khách nhàn du thường ngoạn danh lam thắng cảnh! Có ngờ đâu chuyện "đi đường" của tác giả không phải là chuyện trèo núi ngao du, mà là chuyện đi đường của một tù nhân: đi trong cột trói, đi trong nỗi đọa đày về tinh thần lẫn thể chất. Tác giả đã nói về điều này ở bài "Trên đường đi":

Hay là:

Hay là:

   Có mường tượng ra cảnh đi đường như thế, ta mới thấu hiểu hai chữ "gian lao" trong câu thơ "đi đường mới biết gian lao" của tác giả.

   Nếu một người phải lặn lội đường xa với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà được thong dong ăn uống, nghỉ ngơi, đã thấy rã rời chân tay vì đường xa, không có xe cộ. Vậy mà trong hoàn cảnh ăn uống thiếu thốn của tù nhân, lại đeo thêm xích xiềng, đi trong mưa gió, lại không được tự do ngơi nghỉ, thì có phải là một thử thách lớn lao vô cùng? Vậy mà ở đây, lời thơ không mang nỗi oán than, mà chỉ như là một sự khám phá, một sự chiêm nghiệm về cuộc sống:

   "Đi đường mới biết gian lao", qua đó ta cảm nhận được bản lĩnh và nghị lực của một nhà thơ chiến sĩ, ở câu hai, tác giả tả cảnh núi non hiểm trở, cũng không hề tả nỗi nhọc nhằn vì xiềng xích của mình. Câu thơ là một cách độc thoại nội tâm, một sự suy ngẫm về lẽ đời và sự ghi chép khi đã tìm ra được một chân lí thú vị trong lúc phải chịu đựng những cảnh đoạ đày phi lí, phi nhân. Dân gian Việt Nam từng mượn chuyện đi đường để khuyến khích, động viên con cháu: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ở câu hai này, phép dùng điệp ngữ "trùng san" và hư từ được dịch ra là: "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" thật là một gợi tả mang tính tượng trưng về con đường đời của mỗi người, hay con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, vừa là cảnh tả thực con đường Bác phải trải qua.

   Qua hai câu sau, tứ thơ biến chuyển bất ngờ:

   Bản dịch thơ của Nam Trân là:

   Tuy là bản dịch hay nhất, nhưng dịch giả vẫn không diễn tả được cái ý cảm động của tác giả trong ba từ "cố miện gian". Cả câu bốn diễn tả tư thế của một người tha hương, lên đứng tận đỉnh núi cao chót vót, quay đầu lại nhìn non sống cố quốc với tấm lòng lưu luyến, trĩu nặng nhớ thương.

   Đến đây, chúng ta hãy thử đọc bài Lên lầu Quan tước của Vương Chỉ Hoán đời Đường:

   Cũng là hai thi nhân "Đăng cao", nhưng một người đi mãi mới đến đỉnh núi cao ngất. Một người chỉ cần bước lên một tầng lầu. Người thì bôn ba khắp bốn phương trời để phấn đấu. Một người nhàn du, sống nơi u nhã để thưởng lãm sơn thủy.

   Dù sao chúng ta hãy trở lại tâm tư của nhà thơ chiến sĩ. Đó là một hình ảnh và tâm sự của một con người "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước", một ngòi bút mang tính nhân văn với những khao khát tự do cho dân tộc và quê hương việt Nam. Một nỗỉ khao khát mà suốt đời Người đã thực hiện.

Copyright © 2021 HOCTAP247