Bài 5 trang 113 SGK Hóa học 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxi và thu được 11,2 g sắt.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra;

b. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng;

c. Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (ở đktc).

Hướng dẫn giải

Đổi số mol Fe: \({n_{Fe}} = \frac{{11,2}}{{{M_{Fe}}}} = \,?\,(mol)\)

a. Phương trình hóa học:  Fe2O3 + 3H2  \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\)  3H2O + 2Fe

b. Theo PTHH:  \({n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{1}{2}nFe = ?\,(mol)\)

=> \({m_{F{e_2}{O_3}}} = {n_{F{e_2}{O_3}}}.{M_{F{e_2}{O_3}}} = ?\,(gam)\)

c. Theo PTHH: 

\(\begin{gathered}
\,\,\,\,\,\,\,\,\,{n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}nFe = \,?\,(mol) \hfill \\
= > {V_{{H_2}}}(dktc) = {n_{{H_2}}}.22,4\, = \,?\,(lit) \hfill \\
\end{gathered} \)

Lời giải chi tiết

a. Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2  \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\)  3H2O + 2Fe

1mol     3mol      3mol     2mol

0,1        0,3          0,3     0,2

Số mol sắt thu được:

n = \(\frac{11,2}{56}\) = 0,2 (mol)

b. Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

m = 0,1x(56.2+16.3) = 16 (g)

c. Thể tích khí hiđro đã tiêu thụ:

V = 22,4x0,3 = 6,72 (lít).

Copyright © 2021 HOCTAP247