Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Ví dụ

10 : 2 = 5

32 : 2 = 16

14 : 2 = 7

36 : 2 = 18

28 : 2 = 14

11 : 2 = 5 (dư 1)

33 : 2 = 16 (dư 1)

15 : 2 = 7 (dư 1)

37 : 2 = 18 (dư 1)

29 : 2= 14 (dư 1) 

b) Dấu hiệu chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

Chú ý : Các số có chữ số tận cùng là 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 thì không chia hết cho 2.

c) Số chẵn, số lẻ

  • Số chia hết cho 2 là số chẵn.

Chẳng hạn : 0 ; 2; 4 ; 6 ; 8 ; ... ; 156 ; 158 ; 160 ; ... là số chẵn.

  • Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Chẳng hạn : 1 ; 3; 5 ; 7 ; 9 ; ... ; 567 ; 569 ; 571 ; ... là số lẻ.

1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa

Bài 1: Trong các số 35; 89; 98; 1000; 744; 867; 7536; 84683; 5782; 8401

a) Số nào chia hết cho 2?

b) Số nào không chia hết cho 2?

Hướng dẫn giải:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
  • Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

a) Trong các số đã cho, các số chia hết cho 2 là:

98 ;  1000 ;  744 ;  7536 ;  5782

b) Trong các số đã cho, các số không chia hết cho 2 là:

35 ;  89 ;  867 ;  84683 ;  8401

Bài 2:

a) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2.

b) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.

Hướng dẫn giải:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
  • Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

a) 38  ;      44  ;       62  ;      98.

b) 357 ;     681.

Bài 3:

a) Với ba chữ số 3; 4; 6 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.

b) Với ba chữ số 3; 5; 6 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.

Hướng dẫn giải:

  • Số chia hết cho 2 là số chẵn.
  • Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

a) Với ba chữ số 3; 4; 6 viết được các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó là:

346  ;       364  ;       436  ;      634.

b) Với ba chữ số 3; 5; 6 viết được các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó là:

365  ;       563  ;       635  ;      653.

Bài 4:

a) Viết số chẵn thích hợp vào chỗ chấm:

                 340 ; 342; 344 ;  … ; … ; 350.

b) Viết số lẻ thích hợp vào chỗ chấm:

                8347 ; 8349 ; 8351; … ;  … ; 8357

Hướng dẫn giải:

  • Số chia hết cho 2 là số chẵn.
  • Số không chia hết cho 2 là số lẻ.
  • Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

a)  340 ;  342 ;  344 ;  346 ;  348 ;  350.

b)  8347 ;  8349 ;  8351 ;  8353 ;  8355 ;  8357.

Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm

Trong các số 57; 104; 69; 220; 138; 217; 7625; 8012; 49 713; 20 106:

a) Các số chia hết cho 2 là: ………….

b) Các số không chia hết cho 2 là: ……………

Hướng dẫn giải:

a) Các số chia hết cho 2 là : 104; 220; 138; 8012; 20106.

b) Các số không chia hết cho 2 là : 57; 69; 217; 7625; 49713.

Bài 2: 

a) Viết các số chẵn thích hợp vào chỗ chấm :

354; 356; 358; … ; … ; 364; … ; ... ; 370.

b) Viết các số lẻ thích hợp vào chỗ chấm :

5565; 5567; 5569; … ; … ; 5575 ; … ; … ; 5580.

Hướng dẫn giải:

a) 354; 356; 358; 360 ; 362 ; 364; 366 ; 368 ; 370.

b) 5565; 5567; 5569; 5571 ; 5573 ; 5575 ; 5577 ; 5579 ; 5580.

Hỏi đáp về Dấu hiệu chia hết cho 2

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Copyright © 2021 HOCTAP247