Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Mã giám sinh mua kiều (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”

Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1.
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Gợi ý :
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt được các ý cơ bản sau:
-      Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng đế miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thế và toàn diện :
+ Trang phục : áo quần bảnh bao
+ Diện mạo : mày râu nhăn nhụi
+ Lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc “Mã Giám Sinh”.
+ Cử chỉ hách dịch : ngồi tót sỗ sàng ...
Tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn thịt bán người giả danh trí thức.
-      Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực đế miêu tả các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến... phơi bày bộ mặt thật của bọn chúng trong xã hội đương thời, nhằm tố cáo, lên án xã hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đê tiện đó.
Câu 2.
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý :
-      Yêu cầu cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản sau:
a.      Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b.      Phân tích được 2 luận điểm sau :
*     Tình cảm của Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc:
-      Bé thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết định không chịu gọi ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị la mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại -> Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh mà chịu cảnh chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
-      Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu xúc động mạnh cho người đọc.
*     Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
-      Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cập bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
-     Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
-     Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và đế ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.

Xem thêm >>> Phân tích đoạn thơ: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai ”

Trên đây là bài viết làm rõ về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" trong tác phẩm "Truyện Kiều", mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho qua trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247