Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng bằng văn xuôi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng bằng văn xuôi

Phân đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều nói về sự đồng cảm và thương thay cho số phận Kiều và những tình tiết trớ trêu đã xảy ra. Để hiểu rõ hơn về đoạn trích mời các bạn tham khảo bài viết thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều!

Mã giám sinh mua Kiều

I. Tình tiết câu chuyện

Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đôi thoại, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật một cách rõ nét và ấn tượng qua phân đoạn Mã giám sinh mua Kiều. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều hiện lên với sự nín lặng tuyệt đối mà vẫn không sao giấu được nỗi đau đớn. xót xa, tủi nhục, ê chề bởi nàng là người luôn có ý thức về nhân phẩm mà lại bị chà đạp lên nhân phẩm một cách nhục nhã, trơ trẽn. Học giả Đào Duy Anh đã có nhận xét chính xác về Truyện Kiều: “Chúng ta sở dĩ yêu chuộng Truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lí cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kì diệu để rung động tâm hồn ta...” (Khảo luận về Kim Vân Kiều). Đọc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, độc giả sẽ hiểu thêm về tài năng nghệ thuật và tấm lòng của nhà thơ.

Xem thêm:

II. Kể lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

Vương Thúy Kiều do gặp phải gia cảnh khó khăn. Ba và em gái bị bắt nên để chuộc cha Kiều đã quyết định bán thân mình cho Mã Giám Sinh. Khi Kiều trở về thủ phủ của ngắn Kiều đã nghe phải rất nhiều điều không ngay về con người của Mã Giám SInh từ những người làm ở đó.

Nghe vậy, Kiều lại càng khó chịu hơn. Đã hơn bốn chục tuổi mà còn ăn mặc như thế, thật chẳng đứng đắn chút nào! Một kẻ như vậy có thê là một phu quân tốt được chăng? Kiều buồn bã khi biết rõ câu trả lời chính xác trong đầu mình. Nhưng thôi, bây giờ thì còn suy nghĩ gì được nữa. Dù hắn có là người như thế nào, mình phải cố gắng cứu cha và em cho bằng được.

Tai Kiều như ù đặc. Bất giác nhìn ra vườn, ngắm nhìn những cánh hoa đang khoe sắc, trông chúng thật đẹp và tràn đầy sức sống. Kiều thầm tủi thẹn với chúng. Kiều ước mình được như những cánh hoa kia thỏa sức mà khoe sắc, đón lấy ánh nắng mặt trời vàng óng và vui vẻ giữa cuộc đời. Nhưng, trước những ngày tháng vui vế đang chờ đợi và trước một cuộc tình đẹp vừa chớm nợ, Kiều đã phải bỏ hết tất cá lại phía sau. Trong gương, khuôn mặt Kiều chẳng còn tươi sắc như những đóa hoa ngoài kia, giờ đây, nó xanh xao, gầy guộc và dường như dạn dày hơn để đón nhận những lời chê bai, phi nhổ của người đời.

Mụ mối bước vào, trông thấy Kiều tiều tụy chẳng còn chút nhan sắc, mụ liền hối thúc người hầu trang điểm cho Kiều. Kiều ngồi im, thẫn thờ. Tâm trạng Kiều rối bời những cảm giác xấu hổ và nhục nhã đến ê chề, rồi sự lo lắng mơ hồ về con đường phía trước không biết sẽ ra sao. Như một cái máy, Kiều hành động theo mọi sự điều khiên của mụ mối. Mụ dìu Kiều xuống thềm nhà, lòng Kiều cứ nhói lên từng cơn. Kiều cúi gầm mặt xuống đất, cảm giác hổ thẹn, phẫn uất dâng trào thành những dòng nước mắt. Kiều cứ mặc cho nó tuôn rơi theo mỗi bước chân tiến về đại sảnh.

Từ nhỏ đến giờ, có bao giờ Kiều phải đứng ra cho người ta ngắm ngía và bình phẩm như vậy đâu. Mụ mối hết vén tóc rồi lại bắt tay, bắt Kiều xoay một vòng để Mã Giám Sinh xem xét, cứ như đang giới thiệu hàng hóa vậy. Mã Giám Sinh ra chiều có vẻ hài lòng, khẽ mỉm cười. Nhưng rồi, hắn lấy lại được vẻ bình thản, kéo mụ mối lại, thầm thì to nhỏ cái gì đó. Rồi mụ mối bắt Kiều đánh đàn cho hắn nghe. Kiều ngẩn người ra, bàng hoàng. Giờ phút này mà bắt Kiều đánh đàn ư? Kiều nào có tâm trạng đâu chứ. Nhưng rồi, Kiều cũng đành phải làm theo. Kiều cố gắng lắm mới dạo lên được hai khúc nhạc. Am thanh của tiếng đàn hay chính là âm thanh của sự tuyệt vọng đang vang lên trong lòng Kiều, âm thanh của tiếng đàn như đang nức nở, khóc thay cho những giọt nước mắt đang đọng lại giữa khóe mắt đang được Kiều cô gắng kiềm lại để đừng tuôn trào ra. Kiều khẽ nhìn qua bên kia, mẹ Kiều đang lặng lẽ ngồi khóc...

Tưởng đã xong, Mã Giám Sinh lại kêu bà mối bắt Kiều làm thơ trên quạt. Tình cảnh này mà bắt Kiều làm thơ trên quạt, thật là một tấn bi hài kịch. Nhưng nghĩ đến cha và em Kiều, lòng Kiều lại lẳng lặng làm theo.

Bài thơ làm xong. Mã Giám Sinh đón lấy đọc chăm chú. Sau đó, tỏ vẻ hài lòng, hắn ra giọng lịch sự hỏi:

- Xưa kia mua ngọc phải đến Lam Kiều. Vậy xin dạy cho Kiều cần phải trả sính lễ bao nhiêu cho xứng đáng vơi nàng Kiều đây.

Thấy mẹ Kiều thần người ra, không biết phải trả lời ra sao, bà mối liền nói đỡ:

- Kiều tài sắc vẹn toàn, giá đáng nghìn vàng cũng chưa chắc đã mua được. Nay gia cảnh nhà nàng đang gặp khó khăn. Dám xin công tử thương tình mà giúp đỡ.

Nghe vậy, hắn ta nhăn mặt có vẻ khó chịu, trả giá ngay:

- Cái gì cơ? Một nghìn à? Thật là quá đáng mà! Hai trăm thôi nhé.

- Ông thương tình cho. Hai trăm thì làm sao cứu được gia đình họ, huống chi còn tiền công của Kiều nữa.

Suy nghĩ một lát, hắn nói:

- Vậy thì bốn trăm thôi. Giá chót đó.

- Ông giúp thêm cho một tí, gia đình nàng Kiều đang rất khó khăn...

Sau một hồi, họ cũng quyết định giá hơn bốn trăm lạng bạc. Nghe họ trả giá với nhau mà Kiều cười ra nước mắt. Họ xem Kiều là gì nhỉ? Một món hàng ư? Kiều giờ đây bị xem như một món hàng không hơn không kém, có thể tùy tiện ra giá và trả giá với nhau. Nỗi buồn và nhục nhã của Kiều tuôn trào ra như một dòng chảy, chảy khắp người Kiều. Khẽ ngước nhìn lên, khuôn mặt Mã Giám Sinh đầy vẻ thỏa mãn như mua được một món hàng với giá hời. Lòng Kiều thắt lại, đau đớn đến tột cùng. Hắn và bà mối đã bàn bạc là ba hôm nửa sẽ đến nạp tài...

Mã Giám Sinh và cả mụ mối đã đi rồi. Căn nhà Kiều lại trở nên yên bình và tĩnh lặng như ngày nào. Lòng Kiều giờ đây trống vắng đến tê dại. Kiều đã trở thành vợ của người khác. Kiều lại nhớ đến Kim Trọng. Kiều phải chia tay mối tình đầu thật đẹp chỉ vừa mới chớm nở. “Kim Trọng ơi, chàng hỡi nơi xa hãy thấu hiểu cho thiếp. Thiếp chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Tất cả cũng chỉ tại xã hội này, cái xã hội mà thế lực đồng tiền đã làm chủ tất cả, xã hội mà mọi người chỉ coi tiền là trên hết, đồng tiền dường như có thế mua được mọi thứ, kể cả mua thịt bán người. Xã hội này đã khiến thiếp phải trở nên thế này. Sẽ không còn những ngày tháng cùng chàng vui vẻ, những lời hẹn thề chỉ còn là những kỉ niệm đẹp, những giấc mơ không thể nào thực hiện được. Thiếp chẳng biết rồi mình sẽ trôi về đâu trong cái dòng chảy của cuộc đời ô trọc này!”

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về thuật lại Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

Copyright © 2021 HOCTAP247