Cảm nghĩ về đoạn trích Mã Giám SInh mua Kiều ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều dài 34 câu, trích trong Truyện Kiều từ câu 618 - 652. Hãy com tìm hiểu đoạn trích trên qua bài viết dưới đây

Mã Giám Sinh mua Kiều

I.   Phân tích hình ảnh chị em Thúy Kiều, chúng ta phần nào nhận ra nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Ngôn ngữ miêu tả trong đoạn thơ ấy như những nét vẽ điêu luyện, màu sắc tài hoa thì ở đây, trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều, nghệ thuật tả người xuất sắc của nhà thơ lại càng được khẳng định. Đoạn thơ có thể chia làm ba phần. Bốn câu đầu cho biết nguyên nhân Kiều phải bán mình. Hai mươi sáu câu kê tiếp miêu tả chân dung của Giám Sinh. Bốn câu cuối phơi bày bản chất của loại người tin vào sức mạnh của đồng tiền.

Cảm nghĩ của em về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

II.   Muốn hiểu hết bản chất của Mã Giám Sinh, chúng ta cần nhớ lại phần một của Truyện Kiều. Gặp nhau vào buổi chiều tiết thanh minh, thời gian sau đó Thúy Kiều và Kim Trọng tìm cách gặp gỡ rồi hai người đã vượt khỏi vòng lễ giáo mà đính ước, thề nguyền với nhau. Cuộc tình của đôi bạn trẻ càng lúc càng thêm mặn nồng thì tai biến lại xảy ra: Kim Trọng phải về quê hộ táng chú, còn gia đình Thúy Kiều bị thằng bán tơ vu oan khiến cha và em trai của Kiều bị bọn sai nha bắt bơ, tra khảo tàn bạo. Muốn thoát khỏi oan khiên đó, gia đình Kiều phải có ba trăm lạng bạc. Phải làm sao đây, với Kiều. Bên hiếu, bên tình Kiều chỉ có quyền chọn một. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo trước mắt, Kiều đành phải phụ tình. Xã hội phong kiến ví thân phận của người phụ nữ như “hạt mưa”. Ca dao xưa có câu “Thân em như hạt mưa rA - Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”. Đây là thân phụ thuộc, thụ động. Đã thế lại còn gặp cảnh ngặt nghèo nên phải quyết định:

Liều đem tấc cỏ quyết đền hạ xuân

Ngày trước, Manh Giao đợi Đương viết: “Thủy ngôn thốn thào tâm. - Báo đáp tam xuân huy” thì ngày nay Nguyễn Du lại mượn ý của hai câu thơ đó đặt vào suy nghĩ, quyết định của Kiều. Không gượng ép một chút nào tuy là nữ nhi nhưng Kiều lại là người hay chữ. Cha mẹ nuôi con khôn lớn thì con phải báo đền. Kiều hay chữ tất hiểu đạo lí của người xưa, và nàng đã hành động, nói rõ lòng mình với băng nhân, với người mối. Quyết định của Kiều đã làm cho xa gần xôn xao bàn tán. Kiều có người dạm hỏi, chàng Kim chẳng hạn, cũng là lẽ thương. Nhưng ở đây, Kiều tự gả bán mình nên chuyện cưới xin đã khác đi, trở thành chuyện khác thương. Vấn đề là ở cái “gút" đầu tiên ấy.

Mã Giám SInh mua Kiều

Mã Giám Sinh mua Kiều

Và “tin sương đồn đại” ấy lọt vào tai Mã Giám Sinh, người chung lưng với Tú Bà mở thanh lâu ở Lâm Tri. Mã Giám Sinh tức tốc tìm đến. Chuyện mua bán càng lúc càng lộ rõ, càng lúc càng hoán đổi chuyện cưới xin. Cũng cần biết nghĩa của tên của con người ấy mới thấy hết sự khéo léo của Nguyễn Du trọng đoạn thơ này. Chàng ta người họ Mã, còn Giám Sinh, theo Từ điển Truyện Kiều của cụ Đào Duy Anh thì có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là học trò học trường Quốc Tử Giám; Nghĩa thứ hai là người quyên lúa cho quan vào thời nhà Minh. Truyện Kiều ghi sự việc xảy ra vào năm Gia Tĩnh triều Minh, lại thêm tuổi tác của chàng trai họ Mã thì có thể hắn ta là tay chuyên đi quyên lúa chứ chẳng thể là học trò, vì học trò khó có thể trở thành kẻ khai thác thanh lâu, dù hắn ta có máu kinh doanh và tính lình dâm dàng. Một kê chí biết có quyên lúa cho quan mđi có cách chưng diện, cử chi' mà người có chút học thức không thể chọn... Hãy nhìn vẻ bên ngoài của hắn qua nghệ thuật đặc tả của Nguyễn Du:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Hắn đứng tuổi, đã ngoài 40 rồi! Các định ngữ “nhẵn nhụi, bảnh bao" ở câu thư thứ hai chứng tỏ hắn đã cố tình chuẩn bị, trau chuốt, chưng diện để “lòe” Kiều; để ngầm bảo cho Kiều biết hắn ta có của. Chưa hết đâu, hắn còn chuẩn bị cả cách đi “vấn danh ” theo cách của hắn:

Trước thầy, sau tớ xôn xao
Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Với những cử chí bên ngoài như thế, nhà thơ đã lột trần bộ mặt khoe của, bất lịch sự của con người này. Hắn nhanh nhảu, hăm hở, và tưới rói trong lúc Kiều thì:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dín gió, e sương
Ngừng hoa hóng thẹn, trông gương mặt dày.

Quả là hai hình ảnh đối lập gần như tuyệt đối. Thúy Kiều buồn não ruột, hổ thẹn khôn lường. Nàng buồn cho số phận tình yêu của mình và căm tức về nỗi oan ức mà gia đình nàng phải gánh chịu. Công lí ở công đường nằm về phía những ai có lắm bạc lắm vàng. Kiều chỉ còn biết khóc. Nàng ngại đối mặt với bất cứ ai, bất kì thứ gì. Càng suy nghĩ, Kiều càng thẹn với lòng, càng thây mình là kẻ mặt chai mày đá chẳng biết hổ thẹn là gì! Đời riêng của mỗi người có ba cột mốc quan trọng: lúc chào đời thì “mẹ tròn con vuông", lúc thành vợ - chồng thì “trăm năm hạnh phúc", lúc lừ giã cõi đời thì “mồ yên mả đẹp", ai cũng mong ước được như thế, chúc người thân của mình được như thế. Kiều, lấy chồng, không ở trong ý nghĩa ấy. Giọt lệ của nàng là giọt lệ u buồn, uất hận. Nếu là lễ “vấn danh” thì làm gì có chuyện “vén tóc, bắt tay", làm gì có cảnh:

Đắn đo cân sắc, cân tài
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.

Cảnh trên là cảnh của kẻ đi mua cân nhắc để khỏi thiệt thòi; là cảnh của kẻ sành ăn chơi ở chốn lầu xanh, quán rượu. Chuyện mua bán càng lộ rõ hơn ở những câu đối đáp giữa chàng họ Mã với mụ mối, tuyệt nhiên không thấy nhà thơ đặt sự hiện diện của vương bà đúng theo nghĩa

Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Vì Thúy Kiều như viên ngọc quý ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Hoa. Và Mã Giám Sinh “mua" chứ nào phải đi hỏi vợ! Mua mà có “vấn danh", có “sính nghi”, đồ dần cưới thì quả là lạ đời thật! Rồi lại còn “cò kè bớt một thêm hai”, và “...ngã giá vàng ngoài bốn trăm” nữa thì lễ vấn danh đã trơ thành cảnh mua bán một con người. Nhà thư đã dùng bút pháp hiện thực, cách diễn đạt lấp lửng nửa theo lễ giáo nửa của chợ người để phơi bày bản chất dối trá của nhân vật họ Mã. Dối trá, đểu cáng... vẫn còn thiếu. Đầy đủ hơn là phải thêm vào con người ấy thói xem trọng sức mạnh của đồng tiền:

Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong

Nhưng ý nghĩa cưa đoạn thơ không dừng lại ở đó, với một chuỗi nhân vật phản diện như thằng bán tơ, bọn sai nha..., đến mụ băng nhân, bọn tôi tớ, và chàng họ Mã thì đoạn thơ mang tính tố cáo không chí một con người mà cả xã hội. Vào thời buổi ấy, đạo đức của chế độ phong kiến dù có phần hạn chế nhưng vẫn có những nét đẹp truyền thống đã bị lung lay tận gốc. Đồng tiền đã trở thành thước đo phẩm giá của con người, trở thành phương tiện có sức mạnh vạn năng để những kẻ lưu manh, lừa đảo kết hợp với kẻ có quyền hành sâu dân mọt nước phá hoại cuộc sống của dân lành. Nếu cán cân công lí thời ấy công bằng thì nào có chuyện:

Tính bài lót đó luồn dây
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.

Khiến Kiều phải dứt tình với Kim Trọng, quyết định sự lòng ngỏ với băng nhân mở đầu cho mươi lăm năm truân chuyên, lưu lạc. Đạo đức suy đồi của chế độ phong kiến đã khiến đời Kiều chịu cảnh “Trời tình mờ mịt, hiển hận mênh mông. Sợi tơ mành theo gió đưa di, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch" (Chu Mạnh Trinh).

III.    Kết thúc Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du viết:

Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh

 Nhưng hình ảnh như lời trong truyện không quê một chút nào, cũng không phải chỉ để mua vui. Bao thế hệ đọc Truyện Kiều vẫn suy nghĩ và nhận ra đoạn thơ trên vẽ lại bức tranh sinh động của chế độ phong kiến suy tàn. Bởi vậy, đoạn thơ mang giá trị tố cáo sự xuống cấp của đạo đức trong một xã hội đã dần đến nỗi khổ đau oan ức cho biết bao người vô tội. Thế là đoạn thơ lại trỏ thành lời cảnh cáo cho bất kì ai muốn sống đẹp. Nguyễn Du đúng là bậc tài hoa thánh thiện!

 

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Copyright © 2021 HOCTAP247