Sơ đồ tư duy bài Đồng chí lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Sơ đồ tư duy bài Đồng chí lớp 9

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, nhân dân cả nước đã tự nguyện, anh dũng làm nên nhiều chiến công hiển hách. Hình tượng người nông dân mặc áo lính đã đi vào thơ đẹp như bài ca “không bao giờ quên”.  Cùng nhau tìm hiểu sơ đồ tư duy Đồng chí để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé!

    I. Sơ đồ bài Đồng chí

    Mẫu số 1:

    Sơ đồ tư duy Đồng chí

    - Mẫu số 2:

    Sơ đồ tư duy bài Đồng Chí số 2

    Xem thêm:

    II. Giới thiệu tác phẩm

    Biết bao khó khăn chồng chất! Biết bao đêm lạnh buốt giá con tim! Thế nhưng những trái tim ấy không hề run sợ trước băng giá mà vẫn thổn thức, vẫn ấm áp ngọn lửa của tình đồng đội. Một tình bạn, tình đồng chí như thế lẽ nào không là “tri kĩ”, không gắn bó keo sơn bền chặt? Tình cảm đồng đội giữa bao khó khăn thiếu thốn ấy sao mà thiêng liêng đến thế!

    Biết bao cảm xúc âm vang, biết bao cái chung cái riêng của các anh bỗng kết tinh lắng đọng để rồi còn gì đáng quý hơn khi tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí: Đồng chí! Thật ấn tượng! Chỉ với một từ mộc mạc mà Chính Hữu đã tạo nên một câu thơ, một câu thơ hoàn chỉnh gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nhịp thơ bồng chuyển nhưng không hề rời rạc, cứng nhắc mà trái lại rất tự nhiên, nồng hậu. Sự dồn nén cảm xúc trong sáu câu đầu bồng trào dâng mạnh mẽ để tạo nên một nốt nhấn bản nhạc trữ tình. Nốt nhấn ấy chính là lời nói thiết tha chân thành khẳng định giá trị đích thực của tình đồng chí để rồi giữa tôi và anh không còn khoảng cách, anh là tồi, tôi là anh, chúng ta là một. Chỉ với hai từ đồng chí thân thương, Chính Hữu đã đem tới cho bài thơ một hơi thở ấm áp tình đồng đội. Tiếp đó, bằng những chi tiết hết sức chân thực của đời thường Chính Hữu đã tiếp tục khắc họa sức mạnh của tình đồng chí. Giữa những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, vất vả thật cảm động khi tình đồng chí được vun đắp bởi tình cảm hậu phương chân thành:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

    Các anh đã bỏ lại sau lưng tất cả những gì thân thương yêu dấu nhất của làng quê, đã quên đi bao tình cảm riêng tư thầm kín để cùng chung tiếng gọi ra đi, hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc, cho đất nước. Mẹ già, vợ trẻ, con thơ, ruộng vườn, gian nhà tranh... tất cả như được các anh giấu kín tận sâu trong tâm hồn, trong kí ức để kiên cường bước vào cuộc chiến tranh đầy máu lửa. Hai tiếng mặc kệ vang lên sao thể hiện sự dứt khoát, quyết tâm. Đọc những dòng thơ này, ta lại nhớ đến tâm trạng của người lính trong Đất nước cúa Nguyễn Đình Thi:

    Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    Sau lưng thềm lá nắng lá rơi đầy

    Dứt khoát là vậy nhưng các anh luôn cảm nhận được nỗi nhớ quê hương da diết. Hình ảnh giếng nước gốc đa sao mà thân thương, xúc động! Khi bước vào thơ Chính Hữu, nó đã được thổi vào một tâm hồn, một sự sống để vụt trở thành biểu tượng của các bà, các mẹ, những người vợ, đứa con... gửi ra tiền tuyến nồi nhớ nhung vơi đầy. Chính những tình cảm hậu phương ấy đã giúp các anh thêm gắn bó và chắc tay súng.

    Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về sơ đồ tư duy bài thơ Đồng chí, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

    Copyright © 2021 HOCTAP247