Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Đồng chí - Chính Hữu Phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu chi tiết, hay nhất

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu chi tiết, hay nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Văn mẫu phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu chi tiết, hay nhất

     CungHocVui giới thiệu đến bạn đọc văn mẫu phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí. Hy vọng với chia sẻ từ bài văn mẫu, bạn đọc sẽ có những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 9.

Phân tích 3 câu cuối bài đồng chí- CungHocVui
Phân tích 3 câu cuối bài đồng chí

Mở bài phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí

     Chính Hữu là một trong nhà văn tài hoa với nhiều tác phẩm nổi bật trong thời kỳ kháng chiến. Mặc dù chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, thế nhưng những bài thơ nói lên vẻ đẹp của tình đồng đội, tình anh em trong năm tháng chiến tranh gian khổ và cái chết lúc nào cũng cận kề vẫn luôn vĩnh hằng cho đến tận hôm nay. Nổi bật trong số những tác phẩm để đời của ông phải kể đến chính là bài thơ Đồng Chí với 3 câu thơ cuối tràn đầy cảm xúc gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

Thân bài phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí

     Từ khi được ra đời, Đồng Chí được xem là bài thơ hay nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhà văn Chính Hữu. Ông đã xây dựng nên khung cảnh rừng thiêng nước độc nơi chiến tuyến vừa khắc nghiệt nhưng cũng không kém phần nên thơ trong mắt những người lính trẻ.

Xem thêm;
Dàn ý so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

     Có thể nói, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ác liệt, khi cái chết chỉ nằm trong gang tấc, khi những người trai trẻ phải rời xa gia đình, vợ con để lên đường chinh chiến xa xôi mà không hẹn ngày về, thì lúc này cũng chính là thời khắc tình đồng chí lên ngôi.

“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo ”

     Chính thứ tình cảm này đã góp phần làm nên thắng lợi to lớn cho công cuộc giải phóng Tổ Quốc, chính thứ tình cảm này đã thể hiện tình tương thân tương ái giữa con người xa lạ trên khắp đất nước Việt Nam. Và cũng chính tình đồng đội, hay thân thiết hơn là tình anh em đã khiến những người lính sẵn sàng hy sinh tính mạng bảo vệ nhau để linh hồn của họ luôn hiên ngang và sóng mãi trong lòng những người còn sống.

     Tuy nhiên, nếu như khói lửa chiến tranh ban ngày quá thê lương và khắc nghiệt, trước mắt chỉ là máu và nước mắt, thì những khi đêm tối trời trong mắt họ vẫn có những hình ảnh quá đỗi ngọt ngào và lãng mạn để xoa dịu đi những giây phút khắc khổ của người lính.

Xem thêm:

Đóng vai người lính kể lại bài đồng chí

     Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì sự lạc quan vẫn luôn hiển hiện trong trí họ. Cho dù “ Đêm nay rừng hoang sương muối”, cho dù thời tiết trong rừng có khắc nghiệt và tàn phá ý chí con người như thế nào thì những người lính vẫn được sưởi ấm trong lòng khi được “Đứng cạnh bên nhau” để “ chờ giặc tới”.

     Bốn từ “đứng cạnh bên nhau” chỉ là một hành động đơn giản thôi, nhưng những gì họ làm không chỉ đứng cạnh nhau một cách hững hờ, ai làm việc nấy. Mà những người lính đứng cạnh nhau vừa để canh gác, vừa để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ nhà da diết không biết nói cùng ai, thậm chí là là để tâm tình chuyện tình yêu đôi lứa với nhau.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu chi tiết, hay nhất
Phân tích bài đồng chí của chính hữu

     Chính khoảnh khắc đã khiến tình đồng chí trở thành tình thân ruột thịt, đã giúp họ cảm thấy ấm lòng hơn và vững tin hơn vào một ngày mai tươi sáng ở nơi núi rừng Việt Bắc năm 1947.

     Cũng trong khoảnh khắc ấy, trước mắt họ không còn là nơi núi rừng hiểm nguy, gian khổ, mà cảnh vật lại trở nên thơ mộng đến lạ kỳ, khiến những người lính khô khan cũng có thể mường tượng đến những khung cảnh lãng mạn nhất với hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

     Câu thơ kết đã thể hiện tâm hồn ướt át của Chính Hữu, cũng như ông đã bộc lộ những gì trong tâm hồn tươi trẻ của những người lính. Họ phải thức trắng đêm để canh gác doanh trại đề phòng giặc tấn công bất ngờ. 

Xem thêm: 

Đóng vai người lính kể lại bài thơ về tiểu đội xe không kính (2 mẫu)

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

     Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy, Chính Hữu lại dùng những lời thơ rất chân thực và bình dị với khẩu súng trên tay người lính đang giơ lên bảo vệ đất nước cùng với hình ảnh vầng trăng nằm phía xa xa như treo trên đầu súng. Đó cũng chính là hình ảnh “ánh trăng” quen thuộc luôn có mặt trong mỗi tác phẩm nói về người lính.

     Nghệ thuật dùng từ ước lệ của ông không chỉ có tác dụng khiến người nghe có thêm động lực chiến đấu, tăng thêm sự lạc quan, mà còn thể hiện tấm lòng yêu nước nói chung cùng với tinh thần đồng đội nói riêng của những người lính luôn yêu thương, kề vai sát cánh ngày đêm bảo vệ Tổ Quốc.

Kết bài phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí

     Sau bao nhiêu năm nhìn lại, bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu vẫn luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, nhất là trong lòng nhiều chiến sĩ vẫn còn sống sót sau khi trở về từ những trận chiến năm xưa. Tác giả đã dùng những lời thơ bình dị và chân chất nhất để lột tả quan cảnh của chiến tranh, song song đó là ca ngợi tình đồng đội của những người lính hiên ngang, nhưng cũng không kém phần lãng mạn.

     Trên đây là văn mẫu phân tích 3 câu thơ cuối bài Đồng Chí, cunghocvui hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều tư liệu bổ ích để học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 9.


 

Copyright © 2021 HOCTAP247