Câu 1
Bố cục bài thơ như sau:
- Phần 1 (khổ 1) : Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.
- Phần 2 (4 khổ tiếp) : những kỉ niệm thơ ấu bên bếp lửa và bà.
- Phần 3 (2 khổ tiếp) : suy ngẫm của cháu về bếp lửa và bà.
- Phần 4 (khổ cuối) : niềm thương nhớ của người cháu.
Câu 2
- Trong hồi tưởng người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu :
+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945).
+ Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu làm, chăm cháu học, kể chuyện cháu nghe...bà dạy cháu nên người.
+ Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.
- Bài thơ kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận : tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói, người bà cặm cụi, tần tảo...qua đó thấy được tình cảm của tác giả với bà của mình... → tạo sự sinh động, cụ thể, giàu sức gợi cảm, giàu tính triết lí sâu xa.
Câu 3
Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.
- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.
Câu 4
Hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” vì nó mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình thương yêu to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho thế hệ sau.
Câu 5
- Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và lòng biết ơn của người cháu đốì với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
Copyright © 2021 HOCTAP247