Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 4 Ngữ Văn 12 Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 12

Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Đình Thi

  • Nguyễn Đình Thi (1924-2003) sinh tại Luông Pha-bang (Lào) quê gốc ở Hà Nội, thuở nhỏ cùng gia đình ở Lào.
  • Năm 1931 theo gia đinh về nước. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941.
  • Sau cách mạng, ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong Hội Văn học – nghệ thuật, sau này là Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài: biên khảo triết học, viết văn, làm thơ, phê bình văn nghệ, ở lĩnh vực nào cũng có đóng góp đáng ghi nhận.
  • Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Các tác phẩm chính.
    • Tiểu thuyết: Xung kích (1951), Vào lửa (1966).
    • Thơ: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974)…
    • Kịch: con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975).
    • Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).

b. Tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ

  • Hoàn cảnh ra đời

    • Mấy ý nghĩ về thơ được viết vào tháng 9-1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.
    • Bài viết này về sau được đưa vào tập Mấy vấn đề về văn học.
  • Thể loại: tiểu luận

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đặc trưng cơ bản của thơ

  • Thơ là biểu hiện tâm hồn của con người
    • Thơ và con người có tác động qua lại với nhau.
    • Thơ diễn tả tâm hồn con người.
  • Hình ảnh thơ
    • Là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh, trạng thái nào đó.
  • Tư tưởng trong thơ
    • Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
    • Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.
  • Cảm xúc trong thơ
    • Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn.
    • Bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.
  • Cái thực trong thơ
    • Là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.
    • Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước.

b. Ngôn ngữ thơ

  • Thơ có nhịp điệu có tính nhạc và ý ở ngoài lời “thi tại ngôn ngoại”.
    • "Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh co”.
    • "Chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo”.

c. Quan niệm về thơ

  • Tác giả khẳng định không có vấn đề: thơ tự do, thơ không vần và thơ có vần, chỉ có thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ hay không thơ.

 → Quan niệm về thơ đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình hình thơ ca đương thời và vẫn còn nguyên giá trị tới ngày nay.

d. Những nét đặc sắc về nghệ thuật

  • Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ. Cách suy luận logic.
  • Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm.
  • Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
  • Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

 

3. Soạn bài Mấy ý nghĩa về thơ

Quan niệm về thơ của Nguyễn ĐìnhThi đến nay vẫn còn nguyên giá trị: bởi những vấn đề tác giả đặt ra có giá trị về ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tác thi ca, sáng tạo thơ. Để nắm vững những nội dung kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm:

Bài soạn Mấy ý nghĩ về thơ.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Mấy ý nghĩa về thơ

Mấy ý nghĩ về thơ là bài viết rất tiêu biểu cho phong cách tiểu luận văn học Nguyễn Đình Thi. Đọc nó, ta cảm thấy tiếc vì nhiều ý nghĩ độc đáo trong đó một thời chưa được đánh giá đúng mức, chưa được nhìn nhận như một sự gợi ý quý báu đối với vấn đề định hướng phát triển cho cả nền thơ, nền văn học. Để nắm được cách lập dàn ý chi tiết cũng như viết bài văn hoàn chỉnh phân tích tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

 

Copyright © 2021 HOCTAP247