Đô-xtôi-ép-xki - X.Xvai-Gơ - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tiểu dẫn

  • Tên đầy đủ Xtê-phan Xvai-gơ.
  • Sinh năm 1881. mất năm 1942.
  • Là nhà văn Áo.
  • 1901: Khởi đầu sự nghiệp sáng tác văn học bằng tập thơ "Những sợi dây đàn bằng bạc".
  • Ông từng đi du lịch nhiều nơi như châu Á, châu Phi, châu Mĩ, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ, đấu tranh chống chiến tranh.

b. Tóm tắt những ý chính của đoạn trích

  • Kiếp sống lưu vong (đoạn 1,2)
  • Trở về Tổ quốc (đoạn còn lại)

c. Thể loại

  • Chân dung văn học hay có thể gọi là truyện tiểu sử, truyện danh nhân.
  • Đặc tính thể loại:
    • Dựa trên cuộc đời thực nhưng có phần tiểu thuyết hoá.
    • Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: tiểu sử- tiểu thuyết- phê bình văn học.

2.2. Đọc - hiểu văn bản:

a. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki

  • Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi-ép-xki:
    • Thời điểm thứ nhất:kiếp sống của kẻ lưu vong
      •  Với những chi tiết sống động về cảnh ngộ bần cùng:tờ séc cuối cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, châu Âu như một nhà ngục, cơn động kinh, tiền nợ, sống giữa đám người chấy rận...
      • Thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất." Đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch.
    • Thời điểm thứ hai: trở về Tổ quốc
      • "Một giây phút tuyệt đỉnh", những giờ phút "xuất thần", niềm hứng khỏi trước đám đông cuồng  nhiệt.
      • Sau đó là cái chết khi "sứ mệnh đã hoàn thành", trong "tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga".

b. Những nét mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki

  • Những tình cảm mãnh liệt  trong cơ thể yếu đuối của một con bệnh thần kinh.
  • Con người mang trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội "thấp hèn" để làm tròn khát vọng.
  • Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động- đó chính là sự hấp dẫn ở tính cách và số phận đầy ngang trái của Đô-xtôi-ép-xki.
  • Người lao động bị lưu đày biệt xứ, "đau khổ một mình" trở thành "sứ giả của xứ sở mình",
  • con người đầy mâu thuẩn và cô đơn mang lại cho đất nước "một sự hoà giải" và "kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẩn thời đại ông"- dù chỉ là lần cuối. Đó là sức mạnh và cũng là hạn chế của thiền tài.
  • Nơi tận cùng của bế tắc, Đô-xtôi-ép-xki đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.

c. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học 

  • Tương phản: cấu  trúc câu, hoàn cảnh, tính cách ...
  • So sánh, ẩn dụ: cấu  trúc câu , hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .
  • Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.

⇒ Thể loại đứng ở ngả ba : Tiểu sử -tiểu thuyết –chân dung văn học. 

⇒ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào.

 

3. Soạn bài Đô-xtôi-ép-xki 

Tác phẩm Đô-xtôi-ép-xki khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử xã hội đất nước. Để nắm vững nội dung kiến thức cần đạt về tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: bài soạn Đô-xtôi-ép-xki.

Copyright © 2021 HOCTAP247