Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Sang thu - Hữu Thỉnh Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Sang thu Hữu Thỉnh chi tiết, hay- ngữ văn 9

Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Sang thu Hữu Thỉnh chi tiết, hay- ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Sang thu- Hữu Thỉnh

     Cùng tham khảo dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Sang thu- Hữu Thỉnh để được cùng ông đắm chìm trong hương sắc giao thời. Mùa thu - mùa sắc vàng lá đổ, mùa nồng nàn hương hoa sữa, mùa của những xúc cảm tuyệt vời. Nhiều người từng ví mùa thu tựa như một cô gái thanh thuần, trong trẻo. Vẻ đẹp ấy thật riêng, không một mùa nào trong năm có thể so bì được. Nhưng có lẽ, ít ai cảm thức được vẻ đẹp còn ngất ngây hơn ở thời khắc giao mùa, khi đất trời chào tạm biệt mùa hạ, chuyển mình qua thu. 

 

Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài sang thu Hữu Thỉnh- CungHocVui

Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài sang thu​​​​​​

 

Đôi nét cần biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ “Sang thu”

     Trước khi ôn tập, làm các dạng bài cảm nhận, bình phẩm về một tác phẩm văn học, học sinh cần nắm rõ các thông tin cơ bản như tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh gia đình để có một bài làm đủ ý, sâu sắc, lấy điểm cao. 

Tác giả: Hữu Thỉnh

-    Hữu Thỉnh sinh ra và lớn lên tại quê nhà Tam Dương - Vĩnh Phúc;

-    Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.

Sự nghiệp sáng tác:

-    Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ sau khi nhập ngũ và trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội. Sau đó nhà thơ tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III. IV, V. Đến năm 2000, Hữu Thỉnh chính thức trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

-    Ông có nhiều sáng tác nổi bật, trong đó có bài thơ “Sang thu”.

-    Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm 1977, khi đất nước mới giải phóng hoàn toàn, thống nhất hai miền, hòa bình lập lại. Bài thơ được rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”. 

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài “Sang thu”

-    Giá trị nội dung: Bài thơ diễn tả mạch cảm xúc tự nhiên, đi từ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa cho đến sự say mê trước những cảnh vật sang thu xa rộng. Sau đó là những suy tư về cảnh thức thiên nhiên cũng như suy nghĩ về con người.

-    Giá trị nghệ thuật: thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ sinh động hấp dẫn, bút pháp miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

Bố cục: Bài thơ gồm có 03 phần

-    Khổ 1: Người thi sĩ bất ngờ trước vẻ đẹp thiên nhiên vào thời khắc giao mùa với các tín hiệu của mùa thu

-    Khổ 2: Khung cảnh đất trời lúc vào thu và cảm nhận tinh tế của nhà thơ

-    Khổ 3: Tạo vật có sự chuyển biến âm thầm, suy ngẫm của thi sĩ về cuộc đời con người khi đã chớm thu.

Dàn ý cảm nhận khổ 2 bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài thơ Sang thu- CungHocVui

Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài thơ Sang thu

 

Mở bài:

-     Tác giả Hữu Thỉnh đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương, ông được nhận xét là “nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.”

-     Tác phẩm “Sang thu” là bài thơ tiêu biểu của Hữu Thỉnh, sáng tác năm 1977, miêu tả mạch cảm xúc của nhà thơ khi đón nhận thời khắc giao mùa tại quê nhà.

-     Khổ 2 bài thơ tái hiện những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc sang thu

Xem thêm:

Bài nghị luận sang thu của Hữu Thỉnh

Giải thích ý nghĩa nhan đề sang thu

Thân bài:

-     Nếu như khổ thơ một là lời phỏng đoán, băn khoăn của nhà thơ về sự xuất hiện của mùa thu thì khổ thơ 2 là lời giải đáp cho những băn khoăn đó.

-     Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra vô cùng rộng lớn từ “sông” cho đến bầu trời nơi tung những đàn chim tung cánh.

-     Hình ảnh nhân hóa đối lập: “sông - dềnh dàng”, “chim - vội vã” -> làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

-     Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

-     Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

-     Hình ảnh thời khắc giao mùa độc đáo, tinh tế: “đám mây mùa hạ” - “vắt nửa mình sang thu” -> dường như mùa hạ còn lưu luyến chút ít dư vị nhân gian nên còn ngần ngại, tinh nghịch “vắt nửa mình sang thu.”

-     Đặc sắc nghệ thuật: hình ảnh thơ nhiều sức gợi, các sự vật được miêu tả sống động, có hồn, sử dụng biện pháp đối lập làm tăng thêm vẻ đẹp độc đáo khi chuyển giao qua mùa thu.

Kết bài:

-     Tổng kết vấn đề, nội dung tác giả, tác phẩm

->.  Bức tranh màu xuân mang cảm thức riêng của Hữu Thỉnh, là mùa thu trên quê hương, mang người đọc đến với những cảm nhận mới mẻ, đặc biệt, độc đáo.

     Trên đây là dàn ý cảm nhận khổ 2 bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh chi tiết, hay mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về khổ thơ và có thể hoàn thành bài tập văn tốt nhất.

Copyright © 2021 HOCTAP247