Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Sang thu - Hữu Thỉnh Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu

Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu.

Hướng dẫn giải

- Giới thiệu về mùa thu trong thơ ca nói chung

- Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và tác phẩm Sang Thu

    + Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trước cảnh đất trời trong khoảnh khắc sang thu

1. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ

    + Tác phẩm được viết năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in rất nhiều lần trong các tập thơ

    + Mạch cảm xúc: Bài sang thu là bức thông điệp trong khoảnh khắc giao mùa, nổi bật với hai mạch cảm xúc: Cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm, chiêm nghiệm của tác giả về đời người trước hình ảnh tự nhiên

2. Phân tích cảm nhận thu tinh tế, sâu sắc của tác giả

2.1 Cảm nhận thu tinh tế cảu tác giả ( từ cảm nhận về thiên nhiên)

- Thiên nhiên được cảm nhận từ những thứ tưởng chừng như vô hình ( hương ổi, gió) dần dần hữu hình, rõ nét (sương, ngõ)

    + Thiên nhiên mang trạng thái, xúc cảm của con người: chùng chình, lưu luyến, bâng khuâng

- Tác giả cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên “bỗng nhận ra hương ổi” trước khoảnh khắc sang thu diệu kì “hình như thu đã về”

    + Tác giả cảm nhận tự nhiên bằng tất cả các giác quan của mình như thị giác, khứu giác, xúc giác – thể hiện sự giao hòa, thấu hiểu tự nhiên

    + Tâm hồn thi sĩ cũng biến điệu nhịp nhàng với bước chuyển giao mùa

- Cảm nhận thu trong không gian cao và xa hơn

    + Hai câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã” gợi không gian rộng mở, cao vời vợi của tự nhiên

    + Mọi sự vật, hiện tượng của đất trời như chuyển biến thật tinh tế

    + Tác giả phải là người tinh tế mới có thể cảm nhận được sự chuyển biến của thiên nhiên trong lúc “bắt đầu” ấy

- Hai câu thơ cuối là đỉnh cao của nghệ thuật gợi tả, mang lại nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

    + Thiên nhiên đang ở cửa ngõ của mùa: cửa ngõ không và thời gian. Nghệ thuật nhân hóa thể hiện trí tưởng tượng phong phú, khả năng đồng điệu và thấu hiểu của tác giả trước tự nhiên

- Khổ thơ cuối hình ảnh thu sang nhẹ nhàng, rõ rệt gắn với chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người

    + Nắng cuối hạ vẫn còn oi nồng nhưng đã “vơi dần những cơn mưa” bất ngờ, ào ạt của mùa hạ.

    + Những từ ngữ “vơi”, “bớt”, “dần” gợi tả thiên nhiên mùa hạ nhạt dần, thu tới đậm nét và bất ngờ hơn

2.2 Cảm nhận thu sâu sắc, những suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả

- Hai câu thơ cuối bài kết tinh những chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về con người, cuộc đời

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

- Nghĩa thực: tả thiên nhiên trong mùa thu, sấm thưa thớt dần và nhỏ dần, ít có giông bão, biến cố “sấm cũng bớt bất ngờ”

- Nghĩa ẩn dụ: “sấm” là những biến động bất thường của hoàn cảnh và cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” là con người từng trải

→ Thu sang nhưng gợi liên tưởng tới đời người: con người khi đi qua những thăng trầm, bất ngờ của cuộc đời sẽ không cảm thấy sợ sệt, bất ngờ trước những sóng gió của cuộc đời

Khoảnh khắc sang thu vừa mong manh, hư ảo vừa rõ rệt cụ thể. Thiên nhiên trong thời điểm giao mùa thơ mộng qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những biến chuyển của trời đất trong thời khắc sang thu và cả những biến động trong lòng người

- Cảm nhận sang thu được chuyển tải bằng thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ lãng mạn, lối nhân hóa liên tưởng thú vị

Copyright © 2021 HOCTAP247