Tóm tắt bài
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Dọn về làng là bài thơ tả lại cảnh quê hương miền núi sau khi được quân ta giải phóng, thể hiện qua lời tâm sự của người con với mẹ:
- Bọn giặc bị tiêu diệt, cuộc sống của làng bản đã được hồi sinh, niềm hạnh phúc đã trở lại.
- Bài thơ còn thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương, biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khát vọng thanh bình của nhân dân miền núi. Tác phẩm cũng thể hiện sự hồi sinh, niềm hân hoan vui sướng tự hào, biết ơn của người dân miền núi khi được bộ đội giải phóng khỏi ách áp bức của giặc Pháp.
2.2. Đặc sắc nghệ thuật
- Kết cấu lặp vòng đầu - cuối với tiêu đề cụ thể "Dọn về làng" để làm nổi bật niềm vui chiến thắng.
- So sánh độc đáo bằng những hình ảnh chân thực.
- Cảm xúc dồn nén, lời thơ mộc mạc, tự nhiên, đậm chất dân tộc miền núi.
3. Soạn bài Dọn về làng chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?
a. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc – Lạng
- Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng, tiêu điều xơ xác, tan tác. Phải vào rừng trốn tránh sự khủng bố, lùng sục của giặc.
Mấy năm quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy.
Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi.
- Đó là cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu thốn trăm bề, thiếu vắng niềm vui.
- Đại diện là một bi kịch gia đình: cha chết không ai chôn. Nỗi đau cho người còn lại với mẹ, con thơ, bà già yếu Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt.
Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha khôn biết nói rồi…
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố,
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt…
b. Tội ác dã man của thực dân Pháp
- Triệt làng, giết dân không phân biệt già trẻ, lớn bé, khủng bố đồng bào miền núi,…
Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối bài thơ.
- Nhân vật trữ tình bày tỏ niềm vui với người mẹ của mình, sự lựa chọn ấy giúp thể hiện niềm vui một cách chân thành, sâu sắc.
- Niềm vui quê hương được giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy miền núi. Cách thể hiện niềm vui cũng mang phong cách riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc suy nghĩ được diễn đạt bằng những câu thơ rất giàu hình ảnh.
- Sự đối lập của đoạn thơ này với đoạn thơ trước đó:
- Về cảm xúc và giọng điệu thơ: vui tươi, sung sướng >
- Về hình ảnh thơ: tươi sáng, rộn ràng >< u uất, dữ dội.
Câu 3: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.
- Đó là những hình ảnh giản dị, cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc. Lối diễn đạt tự nhiên giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt:
- Chỉ số nhiều: "Người đông như kiến, súng đầy như củi" hay "Người nói cỏ lay trong rừng rậm".
- Chỉ nỗi khổ triền miên: "Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy".
- Chỉ cái chết: "Cha ơi! Cha không biết nói rồi..."
- Không khí vui tươi, sinh động: "Đường cái kêu vang tiếng ô tô / Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ".
- Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: "Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối / Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng".
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Dọn về làng để nắm vững kiến thức cần đạt về bài học này hơn.
4. Soạn bài Dọn về làng chương trình nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Dọn về làng
"Dọn về làng" là một trong những thành tựu đáng tự hào của thơ ca kháng chiến thời chống Pháp. Để cảm nhận và phân tích được bài thơ, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây.
6. Hỏi đáp về bài thơ Dọn về làng
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.