Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 12 Ngữ Văn 12 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Ngữ văn 12

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Chế Lan Viên

  • Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan.
  • Quê: Quảng Trị.
  • Thuở nhỏ sống ở Bình Định.
  • 17 tuổi xuất bản tập thơ đầu: Điêu Tàn.
  • Sau 1945: về HN tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội nhà văn VN.
  • Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996.
  • Thơ CLV có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.

b. Bài thơ Tiếng hát con tàu  

  • Bài thơ được gợi cảm hứng từ sự kiện: 1958- 1960: phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc.
  • Bài thơ được in trong tập Ánh sáng và phù sa.

2.2. Đọc - hiểu văn bản 

a. Nhan đề và lời đề từ

  • Ý nghĩa nhan đề:
    • Con tàu
      • Khát vọng lên đường đến những vùng đất xa xôi của Tổ Quốc.
      • Khát vọng đến với ngọn nguồn của ước mơ và nghệ thuật.
    • Tiếng hát: là lời giục giã, là khúc hát lên đường.

⇒  “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời với khát vọng ra đi.

  • Lời đề từ:
    • Khẳng định vai trò của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ – cần mở lòng hòa nhập với cuộc sống để có cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hoàn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.

b. Là sự trăn trở, giục giã lên đường (khổ 1+2)

  • Nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng đất nước của toàn dân thông qua biểu tượng “con tàu” và “Tây Bắc”. 
  • Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thôi thúc ⇒ lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.
  • Lời tự vấn đầy trăn trở ⇒ thể hiện tâm hồn, khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân.

⇒ Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nói với lòng mình, thể hiện nhận thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ.

c. Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 – 11)

  • Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng của Đất nước gian lao, anh dũng.
  • Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao.
  • Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: 
    • Anh du kích, em liên lạc, bà mế tóc bạc, em gái nuôi quân…
    • Cách xưng hô gần gũi, thân thiết, thể hiện sự gắn bó máu thịt và lòng biết ơn sâu nặng -> Khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.
  • Những câu thơ cô đúc như những châm ngôn, triết lí, nhưng không khô khan, nói về quy luật của tình cảm, của trái tim và được cảm nhận bằng trái tim:
    • “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mấy phủ – Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương.
    • Khi ta ở chỉ là nơi đất ở– Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”…
    • “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

⇒ Gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ.

d. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước (khổ 12 – 15)

  • Niềm khao khát được hòa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước.
  • Niềm khao khát được trở về Tây Bắc để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tôi luyện trong gian khổ của chiến tranh.
  • Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu tượng bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc được hòa mình với cuộc sống của nhân dân.

e. Nghệ thuật

  • Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
  • Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
  • Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.
  • Tổng kết

    • Bài thơ thể hiện những cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả trong công cuộc dựng xây đất nước, sự hòa nhập với nhân dân, với cuộc sống mới, mà ở đó tác giả đã tìm đuợc nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho mình.

Ví dụ: 

Phân tích bốn câu thơ đề từ trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ
    • Chế Lan Viên (1920 – 1989) là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới (1930 – 1945). Sau này ông tham gia cách mạng và trở thành nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo, nổi bật là chất suy tưởng, triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
    • “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một tâm hồn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt trở về với nhân dân, đất nước cũng là tìm về nơi ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ được thể hiện bằng những tình cảm vừa sôi nổi vừa lắng đọng những suy ngẫm và cảm nhận đời sống qua trải nghiệm của tác giả sau nhiều năm tháng.

b. Thân bài 

  • Phân tích và bình giảng khổ thơ.
    • Với phong cách trí tuệ độc đáo, ngay câu thơ mở đầu, Chế Lan Viên đã tạo nên một phong cách thơ đặc sắc: Một câu hỏi xoáy sâu vào tâm hồn người đọc: “Tây Bắc ư?” và một câu trả lời hàm súc, đầy tính khẳng định. Tây Bắc ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất, còn là biểu tượng gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình nhân dân, nơi đã ghi dấu không thể nào quên của đời người trải qua cuộc kháng chiến oanh liệt, nơi đã vẫy gọi đi tới, là lời giục giã, mời gọi ra đi, lên tây Bắc cũng chính là trở về với lòng minh.
    • Khi lòng anh “đã hóa những con tàu” và tiếng hát của con tàu nhập cùng khúc hát xây dựng rộn ràng 4 bề Tổ quốc thì chính là lúc người nghệ sĩ cũng có thể soi vào lòng mình mà thấy được cả đất nước, nhân dân: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”.
    • Nhà thơ ý thức rất rõ ràng về vai trò quyết định của hiện thực đời sống nhưng không coi nhẹ vai trò chủ thể của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Những câu thơ tưởng như có sự mâu thuẫn: “Lòng ta đã hóa những con tàu” rồi lại “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”, nhưng kì thực là hợp lí, thống nhất một cách chặt chẽ trong quy luật tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Đúng là chủ thể, khách thể, nội tâm và ngoại cảnh, cái “tôi” và cái “ta”, tất cả đều có thể tìm thấy sự hòa hợp, thống nhất trong hình ảnh thơ giản dị mà rất sâu sắc của Chế Lan Viên.

c. Kết luận

  • Về với Tây Bắc là về với tâm hồn, nỗi mong chờ của Tây Bắc cũng chính là nỗi mong nhớ của tâm hồn mình. Hai sự thống nhất nói trên đã trở thành sự thống nhất biện chứng trong hồn thơ của Chế Lan Viên. Vì vậy, bốn câu thơ đề từ trên đã kết tinh, tiêu biểu cho cả bài thơ “Tiếng hát con tàu”.

4. Soạn bài Tiếng hát con tàu

Bài thơ với hình ảnh con tàu là một hình ảnh là ẩn dụ nghệ thuật có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn của nhân vật trữ tình. Nhà thơ đã khéo léo ví von tâm hồn mình như một con tàu đang mở hết tốc lực về với nhân dân, đất nước. Để hiểu hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Tiếng hát con tàu.

5. Một số bài văn mẫu về Tiếng hát con tàu

Cảm hứng bao trùm trong bài thơ Tiếng hát con tàu là lòng biết ơn và hiềm hạnh phúc trong sự gắn bó với cuộc sống, với nhân dân và đất nước của một tâm hồn đã từ thung lũng đau thương ra cảnh đồng vui. Con tàu tâm tưởng chở đầy ước mơ, khát vọng đang băng băng tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đồng thời cũng là mảnh đất mỡ màu nuôi dưỡng hồn thơ, hứa hẹn những mùa vàng bội thu trong một tương lai không xa. Để có thể viết hoàn chỉnh một bài văn phân tích về bài thơ, các em có thể tham khảo một số abif văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247