Câu 1: Xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp trong những trong những đoạn văn, đoạn thơ sau đây. Phân tích kết cấu cú pháp và tác dụng của chúng.
a. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
b. Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
c.Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Gợi ý làm bài
Câu a:
Câu b:
Câu c:
Câu 2: So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp ở câu 1 với kết cấu của những câu sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
a. Tục ngữ:
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
b. Câu đối
Cụ già ăn củ ấu non.
Chú bé trèo cây đại lớn.
c. Thơ Đường luật
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
d. Văn biền ngãu
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Gợi ý làm bài
Câu a: Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp đối nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế.
Câu b: Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng).
|
Chủ ngữ (DT) |
Vị ngữ (ĐT) |
Thành tố phụ (VN) |
Vế 1 |
Cụ già |
ăn |
củ ấu non |
Vế 2 |
Chú bé |
trèo |
Cây đại lớn |
Câu c: Ở thơ Đường luật:
Câu d: Ở văn biền ngẫu:
|
Tục ngữ, câu đối, thơ Đường luật ,văn biền ngẫu |
Văn xuôi, thơ tự do |
Giống nhau |
- Tất cả đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp. - Tác dụng: Làm rõ ý nghĩa biểu đạt của văn bản. |
|
Khác nhau |
- Số tiếng ở vế trước và vế sau; câu trước và câu sau phải bằng nhau. - Phải cùng từ loại ,cùng kiểu cấu tạo từ. - Lặp lại rõ ràng, cân đối.
|
- Về số tiếng: không nhất thiết phải bằng nhau. - Về từ loại và cấu tạo của các từ: không nhất thiết phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ. - Về nhịp điệu: không nhất thiết lặp lại rõ ràng.
|
Câu 3: Hãy tìm trong các văn bản ở ngữ văn 12 (tập 1) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó.
Con nhớ anh con người anh du kích
Con nhớ em con, thằng em liên lạc.
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
⇒ Phép lặp cú pháp góp phần thể hiện nỗi nhớ da diết về Tây Bắc của chủ thể trữ tình. Nỗi nhớ ấy như dài ra bất tận.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
(Xuân Quỳnh – Sóng)
⇒ Hai câu thơ này có dùng phép lặp cú pháp, tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng ( mọi con người ) đều đang ở trong tâm trạng nhớ trương day dứt khôn nguôi.
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố.
(Nông Quốc Chấn, Dọn về làng)
⇒ Phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê góp phần thể hiện sâu sắc nỗi đau, nỗi bất hạnh của gia đinh nhân vật trữ tình dưới sự xâm lăng, giày xéo của thực dân Pháp.
Câu 4: Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong đoạn trích sau:
a. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền ,đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Gợi ý làm bài
Câu a: Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế như mô hình khái quát sau:
Hoàn cảnh |
thì |
Giải pháp |
Không có mặc |
thì |
ta cho áo |
Không có ăn |
thì |
ta cho cơm |
Quan nhỏ |
thì |
ta thăng chức |
Câu b: Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C- V [+ phụ ngữ chỉ đối tượng] phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc.
Câu 5: Phân tích vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu, dấu câu tách biệt, tác dụng của bộ phận in đậm trong các câu sau:
a. Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn :
- Vừa thổ hả?
(Nam Cao, Chí Phèo)
b. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi giả của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
(Nam Cao, Chí Phèo)
c. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
d. Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Gợi ý làm bài
Câu 6: Hãy viết đoạn văn từ 3 -5 câu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.
Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ "Việt Bắc" vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cácn bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến. Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Để nắm vững hơn kiến thức lý thuyết đã học về một số phép tu từ cú pháp đã học, các em có thể tham khảo bài soạn Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247